Trẻ nháy mắt có nên lo lắng?

(khoahocdoisong.vn) - Trẻ nháy mắt, nheo mắt vô cớ là nguyên nhân làm nhiều bậc phụ huynh phải đem con đến phòng khám nhãn khoa thần kinh hay phòng khám nhi, khúc xạ để tìm nguyên nhân và mong được điều trị khỏi.

Nguyên nhân của nháy mắt

Thực chất nháy mắt vô cớ trên trẻ em mang nặng yếu tố tâm lý của tuổi đang phát triển, gặp nhiều trên trẻ trai, dạng tăng động giảm chú ý. Do vậy, ta có thể yên tâm là không gây ra mù lòa. Áp dụng ám thị hay tìm kiếm giải pháp giảm chú ý, phân tán và thư giãn cho trẻ sẽ làm giảm nhẹ hay khỏi hẳn hiện tượng này.

Nháy mắt có thể do vấn đề của giác mạc, là cơ quan thuộc bề mặt nhãn cầu, bao gồm: Khô mắt, quặm mi hay lông mi đa hang, dị vật trên bề mặt nhãn cầu hay lẩn dưới mi mắt, xước giác mạc, viêm kết mạc dị ứng hay viêm kết mạc thông thường. Nháy mắt theo thói quen hay nháy mắt không chủ ý, tái diễn.

Phần lớn mỗi lần chớp mắt là một lần nháy mắt, đó là sinh lý bình thường. Nháy giật nếu có thì thường do tâm lý stress, bồn chồn, hoảng sợ, mệt mỏi, buồn chán. Trong đa phần các trường hợp sẽ tự biến mất khi trẻ lớn lên. Nháy mắt có thể do tật khúc xạ không được điều trị. Trường hợp này cần đeo kính và chỉnh kính thường xuyên để điều trị cận thị, viễn thi hay loạn thị. Nháy mắt còn do lác mắt hay lé, có vấn đề về trục nhìn, mắt không di đồng thời về một hướng. Trong một vài trường hợp người ta không tìm được bất kỳ lý do nào khả dĩ để lý giải cho việc trẻ nháy mắt nhiều hơn bình thường/ thái quá.

Để chẩn đoán nháy mắt thái quá, các bác sĩ thường phải khám bề mặt nhãn cầu. Dùng sinh hiển vi phóng đại và được chiếu sáng tốt để tìm các tổn thương của giác mạc, phần trước nhãn cầu. Có thể khám lác, một số bệnh nhi có độ lác nhỏ - vi lác hay lác có lúc xuất hiện, lúc không (lác luân hồi). Lúc đó các bác sĩ sẽ phải dùng các khám nghiệm đặc biệt, khám vận nhãn để tìm ra khiếm khuyết của việc phối hợp hoạt động giữa hai mắt (hợp thị). Có thể khám thị lực có kính và không có kính…

Điều trị nháy mắt thái quá

Điều trị nháy mắt thái quá sẽ tùy thuộc vào nguyên nhân:

Có dị vật hay quặm mi: Cần loại trừ dị vật, loại trừ lông quặm hay lông xiêu ra khỏi mắt.

Viêm kết mạc, viêm kết mạc dị ứng, khô mắt: Các bác sĩ sẽ yêu cầu dùng thuốc không kê đơn hoặc kê thuốc tra, nhỏ mắt hay các dạng thức điều trị khác.

Xước giác mạc: Có thể trẻ sẽ phải băng che mắt nhằm giảm đi việc chớp mắt, tạo điều kiện cho lành vết thương. Cũng có thể phải tra nhỏ thêm các thuốc nước, mỡ dạng kháng sinh hay bôi trơn làm ẩm bề mặt nhãn cầu.

Tật khúc xạ: Các loại kính phù hợp có thể được kê đơn nếu nháy mắt đi kèm với trẻ có tật khúc xạ các loại.

Lác mắt: Nhờ đeo kính phù hợp một số hình thái lác có thể sẽ hết, còn lại sẽ phải phẫu thuật lác.

Nháy mắt do thói quen: Thông thường không cần điều trị gì cho nhóm nguyên nhân này. Sau vài tháng, loại nháy mắt này sẽ tự hết. Có thể cần bàn bạc với bác sĩ nhi về cách bùng nổ cơn nháy mắt của trẻ. Nháy mắt có thể nặng thêm do stress hay là tác dụng phụ khi dùng các thuốc điều trị tăng động giảm chú ý (ADHD).

Tuy nhiên, nếu trẻ có các biểu hiện khác như nháy mắt khi nói, khi ho hay nhai, lúc này có thể đưa trẻ đến khám bác sĩ thần kinh vì đó có thể là dấu hiệu của bệnh Tourette (bệnh lý có máy giật vận động kèm theo rối loạn phát âm).

BS Hoàng Cương (Bệnh viện Mắt T.Ư)

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top