TPHCM yêu cầu bác sĩ luân phiên ở bệnh viện dã chiến 3 tầng, tăng cường đào tạo hồi sức

Những y bác sĩ này sẽ vừa tham gia điều trị, chăm sóc người F0, vừa tham gia chương trình đào tạo liên tục về chuyên khoa Hồi sức.

Sở Y tế TPHCM đã yêu cầu các bệnh viện trên địa bàn thành phố cử bác sĩ, điều dưỡng luân phiên đến các bệnh viện dã chiến 3 tầng.

quan-y-tham-gia-tram-y-te-luu-dong.jpg
Từ khi áp dụng thuốc kháng virus Molnupiravir trong điều trị, nhiều trường hợp F0 mất hẳn các triệu chứng chỉ sau 1 tuần cách ly và có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19.

Chương trình đào tạo thực hành về Hồi sức sẽ do Bệnh viện Nhân dân Gia Định, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, Bệnh viện Trung ương Huế (cho đến tháng 12/2021) và Bệnh viện Nhân dân 115 phụ trách.

Trong giai đoạn thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 hiện nay, bên cạnh việc tiếp tục đẩy nhanh độ bao phủ tiêm văcxin ngừa Covid-19 cho người dân thành phố, việc kịp thời phát hiện những trường hợp nghi ngờ để cách ly, xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị là trách nhiệm của mỗi cơ sở điều trị.

Sở Y tế TPHCM yêu cầu các bệnh viện thực hiện “Bệnh viện xanh” trong giai đoạn bình thường mới. “Bệnh viện xanh” không phải là “Bệnh viện không có Covid-19”, mà là bệnh viện được tổ chức và vận hành theo các quy trình an toàn.

Bệnh viện cần triển khai sàng lọc, phân luồng, cách ly và có khu vực sẵn sàng để thu dung điều trị người bệnh Covid-19, không để xảy ra lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

bv-3-tang.jpg
Những y bác sĩ này sẽ vừa tham gia điều trị, chăm sóc người F0, vừa tham gia chương trình đào tạo liên tục về chuyên khoa Hồi sức.

Tất cả bệnh viện cần chủ động rà soát, bổ sung cơ số thuốc, vật tư tiêu hao, sinh phẩm xét nghiệm, trang thiết bị để sẵn sàng tiếp nhận và điều trị người bệnh Covid-19.

Theo Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TPHCM (HCDC), từ khi áp dụng thuốc kháng virus Molnupiravir trong điều trị, nhiều trường hợp F0 không triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ đã mất hẳn các triệu chứng chỉ sau 1 tuần cách ly và có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19.

Tuy nhiên, các trường hợp trên vẫn phải tiếp tục cách ly đến hết thời gian theo quy định là 14 ngày.

Việc kéo dài thời gian cách ly cùng với số ca mắc mới gia tăng mỗi ngày nên khó tránh quá tải tại khu cách ly tập trung và các bệnh viện.

Sở Y TPHCM đã có văn bản đề nghị Bộ Y tế cho phép TPHCM thí điểm rút ngắn thời gian cách ly tập trung xuống còn 7 ngày đối với các trường hợp F0 không có triệu chứng đã tiêm 2 mũi vắcxin và có kết quả xét nghiệm âm tính vào ngày thứ 7.

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top