Số ca tử vong do Covid-19 giảm 46,3% sau hơn 1 tháng thực hiện Nghị quyết 128

Dịch đang có nguy cơ bùng phát trở lại, nhưng trong hơn 1 tháng đầu tiên thực hiện  Nghị quyết số 128/NQ-CP, cả nước số ca tử vong giảm 46,3%, số đang điều trị tại bệnh viện giảm 25,3%, số ca nặng, nguy kịch giảm 40,8%...

Đó là Báo cáo của GS.TS Nguyễn Thanh Long, Bộ trưởng Bộ Y tế tại cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 với 63 tỉnh thành, sáng 20/11.

Theo đó, đợt dịch COVID-19 thứ 4 đến ngày 19/11/2021, cả nước đã ghi nhận trên 1 triệu ca mắc, 880.000 người đã khỏi bệnh (82%) và 23.500 ca tử vong.

Riêng trong tuần qua, cả nước ghi nhận 65.132 ca mắc (31.369 ca cộng đồng, 546 ca tử vong. So với tuần trước đó, số mắc trong cộng đồng tăng 20,3%, số tử vong tăng 27,7%, số ca khỏi bệnh tăng 45,5%.

tu-vong-giam.jpeg
Số ca tử vong do Covid-19 giảm 46,3% sau khi thực hiện Nghị quyết 128

Trong hơn 1 tháng đầu tiên thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh theo Nghị quyết số 128/NQ-CP (từ 11/10 – 19/11/2021), cả nước ghi nhận 105.543 ca cộng đồng.

Trong đó khu vực phía Nam ghi nhận 90.442 ca, chiếm 85,6% cả nước; khu vực Tây Nguyên ghi nhận 1.990 ca, chiếm 1,9% cả nước; khu vực miền Trung ghi nhận 8.081 ca, chiếm 7,7% cả nước; khu vực phía Bắc ghi nhận 5.030 ca, chiếm 4,8% cả nước. So với tháng trước đó, số ca cộng đồng cả nước tăng 2,9%, số ca tử vong giảm 46,3%, số đang điều trị tại bệnh viện giảm 25,3%, số ca nặng, nguy kịch giảm 40,8%.

Ban Chỉ đạo nhận định, đến nay tình hình dịch cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, số ca mắc cộng đồng đang có xu hướng gia tăng ở nhiều địa phương trên cả nước do mầm bệnh đã tồn tại trong cộng đồng, nhiều ca bệnh không có triệu chứng, không rõ nguồn lây và có liên quan đến người trở về từ vùng dịch .

Các ổ dịch tập trung tại các địa bàn tập trung dân cư, lây nhiễm thứ phát ngoài cộng đồng, nhất là tại các địa phương có mật độ dân cư cao, giao thương, đi lại lớn. Trong thời gian tới, có thể sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều chuỗi lây nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, nhất là trong điều kiện thời tiết chuyển biến thuận lợi cho sự phát triển, lây lan của virus.

Đến nay, 63 tỉnh, thành phố đã triển khai đánh giá và công bố cấp độ dịch. Có 49 tỉnh, thành phố đã ban hành Kế hoạch triển khai Nghị quyết số 128/NQ-CP hoặc văn bản chỉ đạo phòng, chống dịch trong sản xuất, giao thông...

Theo Đời sống
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top