TPHCM xin cấp thêm 100.000 liều Molnupiravir do F0 tăng

TPHCM hiện có khoảng 55.000 bệnh nhân F0 đang cách lỵ tại nhà và cơ sở cách ly. Sở Y tế TPHCM chỉ còn tồn kho 2.000 liều Molnupiravir và sẽ cấp phát hết trong 2 ngày nữa.

Sở Y tế TPHCM vừa có văn bản gửi Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) xin cấp thêm 100.000 liều thuốc Molnupiravir kháng virus dùng điều trị F0. Hiện, mỗi ngày thành phố tiếp nhận 1400 -1600 bệnh nhân Covid-19.

tui-thuoc.jpg
Lãnh đạo ngành Y tế đi kiểm tra các túi thuốc cấp phát cho F0

Hiện, Bộ Y tế đã cấp thêm cho Sở Y tế TPHCM 5.000 liều thuốc Molnupiravir điều trị F0.

Từ khi thuốc Molnupiravir được triển khai thí điểm, Bộ Y tế đã cấp 110.000 liều (gồm 50.000 liều Molnupiravir 400 mg Stella Việt Nam và 60.000 liều Molnupiravir 200 mg Optimus Ấn Độ).

Sau đó, Sở Y tế TPHCM đã điều chuyển 43.000 liều cho các tỉnh (theo chỉ đạo của Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo).

img_4715-1-.jpg
TPHCM hiện chỉ còn 2000 liều  Molnupiravir trong khi 37.000 F0 được theo dõi tại nhà, hơn 4.700 F0 tại các khu cách ly tập trung, gần 13.000 F0 tại các bệnh viện.

67.000 liều Molnupiravir còn lại phân bổ cho các Trung tâm Y tế quận huyện và TP Thủ Đức, các trạm y tế, trạm y tế lưu động, bệnh viện dã chiến và bệnh viện trên địa bàn thành phố.

Theo Bộ Y tế, báo cáo giữa kỳ của chương trình tại 22 tỉnh/thành phố cho thấy Molnupiravir có tính an toàn cao, dung nạp tốt, hiệu quả rõ rệt về giảm tải lượng virus.

Nhờ đó giảm lây lan, giảm chuyển nặng, rút ngắn thời gian điều trị. Tỷ lệ chuyển nặng rất thấp từ 0,02% - 0,06% và chưa có ca nào dẫn đến tử vong.

Theo BSCKII Nguyễn Hữu Hưng, Phó Giám đốc Sở Y tế TPHCM, thuốc kháng virus Molnupiravir chỉ được sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Thuốc được sử dụng trong 5 ngày điều trị.

Thuốc này đòi hỏi người bệnh phải thỏa mãn điều kiện như đủ 18 tuổi, không mang thai hoặc có kế hoạch mang thai, không có bệnh gan hay thận mạn tính.

Molnupiravir sử dụng cho F0 có triệu chứng nhẹ như sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi, nhịp thở từ 20 lần/phút trở xuống, SpO2 từ 96% khi thở khí trời và không có các dấu hiệu viêm phổi hoặc thiếu oxy.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top