Tổn thương não nặng do uống cồn

Uống cồn thay rượu và hậu quả là phải nhập viện cấp cứu đã trong tình trạng: hôn mê, tụt huyết áp, dấu hiệu nhiễm toan nặng, rất điển hình của ngộ độc methanol.
uống cồn

Chăm sóc bệnh nhân hôn mê do ngộ độc rượu tại Trung tâm chống độc.

Anh Lê Văn T., 57 tuổi (Thanh Hóa) do nghiện rượu nên đã mua cồn ở hiệu thuốc về uống thay rượu và hậu quả anh phải nhập viện cấp cứu đã trong tình trạng: hôn mê, tụt huyết áp, dấu hiệu nhiễm toan nặng, rất điển hình của ngộ độc methanol.

Kết quả chụp phim cho thấy: não bị phù, căng  cả 2 bên, nhu mô não tổn thương nặng và lan rộng cả 2 bên. Nồng độ methanol trong máu là 210 mg/dL (gấp nhiều lần so với nồng độ gây tử vong, khoảng 40 – 50 mg/dL đã là rất nặng). Dù được cấp cứu, hồi sức, lọc máu thải độc…nhưng do đến muộn và não tổn thương quá nặng, bệnh nhân đã tử vong.

Lời bàn: Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cũng đã từng có các bệnh nhân bị ngộ độc methanol mang lọ cồn sát trùng tới và xét nghiệm thấy toàn bộ hóa chất trong dung dịch cồn là methanol, không thấy có ethanol.

Việc uống loại cồn công nghiệp methanol sẽ gây ngộ độc rất nguy hiểm cho tính mạng. Bởi methanol là một chất cực độc, uống vào nếu không tử vong cũng gây ra viêm gan nhiễm độc, suy thận cấp, viêm thị giác dẫn đến mù.

Để phòng tránh ngộ độc methanol, trước hết là giảm uống rượu, không vì ham rẻ mà mua rượu không rõ nguồn gốc như mua rượu bán rong hay rượu pha chế không bảo đảm. Đặc biệt, không nên pha cồn vào rượu hoặc thành rượu.

ThS Nguyễn Trung Nguyên

(Phụ trách Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top