Phân biệt say rượu, ngộ độc rượu và cách xử trí

Ngộ độc rượu có thể dẫn đến tử vong. Do đó, cần phân biệt thế nào là say rượu, thế nào là ngộ độc rượu để có cách xử trí thích hợp.

Khi say rượu, không nên uống các loại thuốc bổ gan, giải độc, thuốc giảm đau đầu. Hình minh họa.

Những điều nên, không nên làm khi say rượu

Ngày Tết, không ít người khi quá vui thường đi kèm với quá chén, không làm chủ được bản thân, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Dấu hiệu nhận biết say rượu là khi cảm thấy chếnh choáng, nói líu lưỡi, mất thăng bằng, nôn, buồn nôn. Ở một số người kiểm soát bản thân kém dẫn tới nói nhiều, lộn xộn, hung dữ gây gổ đánh nhau.

Nếu người say rượu ngủ, không nên đánh thức họ dậy. Tuy nhiên cần nhớ cứ vài tiếng cần đánh thức họ dậy để ăn cháo loãng, tránh trường hợp quá đói sẽ bị hạ đường huyết, nguy hiểm tới tính mạng.

Sau khi uống rượu, nếu đã thấy chếnh choáng cần tìm cách để nôn được ra. Nên uống nước ấm liên tục để cơ thể không bị mất nước. Các loại nước thích hợp lúc này là nước chanh, cam, bưởi, sinh tố chuối, đậu xanh, đậu đen ninh nhừ… có tác dụng giải rượu.

Với những người “say mềm”, cần giúp họ cởi bớt nút áo cổ, nới rộng cà vạt, thắt lưng, đặt nằm nơi thoáng mát trong tư thế nằm úp xuống giường, mặt nghiêng về bên trái. Không nên cho người say uống các loại thuốc bổ gan giải độc, các loại thuốc giảm đau đầu vì sẽ gây kích ứng niêm mạc dạ dày, chảy máu đường tiêu hóa.

Xử trí khi bị ngộ độc rượu

Chậm nhất là 24 giờ sau khi uống rượu pha cồn methanol, các triệu chứng của ngộ độc rượu sẽ xuất hiện, bao gồm: Bất tỉnh, co giật, tê yếu tay chân, nói ngọng trong khi vẫn còn tỉnh táo.

Ở một số người có thêm triệu chứng thở khò khè, ứ đọng đờm dãi ở miệng, thở không đều hoặc ngưng thở. Da, môi, móng tay tím tái, lạnh; nôn nhiều, đau bụng, mất ý thức.

Để tránh ngộ độc, tốt nhất là không nên uống nhiều rượu. Không nên uống nhiều loại rượu cùng một lúc. Hình minh họa.

Phân biệt say rượu, ngộ độc rượu và cách xử trí ảnh 3Với những người bị ngộ độc rượu, đầu tiên cần để họ nằm cao đầu, nghiêng sang một bên đảm bảo thông thoáng đường hô hấp. Hạn chế hít đờm dãi, chất nôn vào phổi. Tư thế này cũng giúp thức ăn trong dạ dày không bị kích thích, nôn ra ngoài.

Nếu người bị ngộ độc rượu còn tỉnh, cần cho ăn cháo loãng. Trường hợp nặng hơn, sau khi sơ cứu cần đưa đến bệnh viện cấp cứu.

Những người ngộ độc rượu do methanol nhẹ thường bị ả̉nh hưởng đến thị lực, nặng thì ảnh hưởng đến thần kinh, não, máu, tim mạch, huyết áp, thận… rất dễ dẫn đến tử vong. Nếu bệnh nhân qua cơn nguy kịch cũng để lại di chứng nặng nề.

Còn với bệnh nhân ngộ độc do ethanol, nhẹ thì bị ức chế thần kinh trung ương gây kích thích, phấn chấn, nói nhiều, không làm chủ được bản thân khi điều khiển phương tiện giao thông; nặng thì gây tụt huyết áp, loạn nhịp tim, thở yếu, có thể ngừng thở, gây hạ đường máu, viêm dạ dày, chảy máu dạ dày…

Để tránh ngộ độc, tốt nhất là không nên uống nhiều rượu. Không nên uống nhiều loại rượu cùng một lúc.

MT (tổng hợp)

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top