Tôm giàu dinh dưỡng nhưng ăn sai cách "hứng trọn" ổ ký sinh trùng độc hại

Tôm là món ăn bổ dưỡng quen thuộc của nhiều người, tuy nhiên, có một số bộ phận của tôm chứa đầy chất độc hại và nếu ăn phải, người dùng sẽ “hứng trọn” ổ ký sinh trùng độc hại

Tôm chứa nhiều vitamin, khoáng chất và là một nguồn giàu protein. Ăn tôm cũng có thể thúc đẩy sức khỏe của tim và não do hàm lượng axit béo omega-3, chất chống oxy hóa astaxanthin,...

Đa số mọi người đều thích ăn tôm, bởi vì chúng dễ chế biến, có thể hấp, nướng, rán, tái chanh,... Đặc biệt, bản thân tôm chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Mặc dù là vậy, có một số bộ phận của tôm rất độc hại, khi chế biến chúng ta nên loại bỏ chúng.

Tôm giàu dinh dưỡng nhưng ăn sai cách "hứng trọn" ổ ký sinh trùng độc hại. Ảnh minh họa

Tôm giàu dinh dưỡng nhưng ăn sai cách "hứng trọn" ổ ký sinh trùng độc hại. Ảnh minh họa

Vỏ tôm

Nhiều người thường nghỉ, vỏ tôm chứa nhiều canxi, do đó ăn nhiều vỏ tôm sẽ bổ sung nhiều canxi giúp xương chắc khỏe. Thậm chí, một số bà nội trợ còn bổ sung món ăn này và khẩu phần ăn của gia đình.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, vỏ tôm không hề chứa nhiều canxi như mọi người vẫn lầm tưởng. Thành phần chính có trong vỏ tôm là Kitin, đây là một dạng polymer cấu thành vỏ của một số loài giáp xác. Nếu tiêu thụ một lượng lớn vỏ tôm sẽ gây khó khăn cho hệ tiêu hóa, bởi vỏ tôm cứng.

Đặc biệt, đối với các em nhỏ, khi ăn vỏ tôm rất dễ bị hóc hoặc gây hại cho dạ dày. Do đó, nếu bổ sung canxi cho các thành viên trong gia đình. Hãy cho mọi người ăn phần thịt tôm là đảm bảo an toàn nhất.

Đầu tôm

Chắc hẳn trong số chúng ta, có những người thích ăn đầu tôm vì họ nghĩ rằng đầu tôm và mắt tôm rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, đầu tôm được sử dụng để tẩm bột chiên giòn. Một số khác lại được sử dụng để xay nhuyễn và nấu canh. Trên thực tế, đây là quan điểm hoàn toàn sai lầm, chúng ta không nên tiếp tục làm điều này khi ăn tôm.

Đầu tôm là vị trí được coi là chứa đựng bộ máy thần kinh của tôm. Đồng thời, đây cũng là nơi chứa đựng “nhà máy” tiêu hóa. Do đó, đầu tôm không tốt, ngược lại còn ẩn chứa các chất độc hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người nếu như sử dụng lâu dài.

Tôm là loài giáp xác, tiêu thụ nhiều thức ăn từ vi sinh vật, xác hải sản thối rữa, tảo,... Khi chúng được tôm tiêu thụ, các tạp chất này đều tồn tại ở đầu tôm. Vì đây là đây là nơi mà dạ dày, hệ tiêu hóa của tôm tồn tại. Do đó, bộ phần này chứa rất nhiều tạp chất và các kim loại nặng, nếu tiêu thụ nhiều sẽ không tốt, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai.

Đặc biệt, với những con tôm chết, phần đầu sẽ bị phân hủy đầu tiên. Chính vì vậy, khi mua tôm, bạn nên lựa chọn những con tôm tươi sống. Nếu tôm đã chết, đầu ngả màu đen, bạn tuyệt đối không nên ăn phần đầu, vì lúc này tôm không chỉ nhiễm tạp chất mà còn có nguy cơ nhiễm khuẩn, do đầu tôm đang trong quá trình phân hủy.

Đường chỉ đen trên lưng tôm

Đường chỉ màu đen hoặc trắng ở lưng tôm còn được gọi là chỉ tôm. Đây chính là đường tiêu hóa của tôm chứa dạ dày và đại tràng. Đường này thường chỉ nhìn thấy ở những con tôm to. Ăn đường chỉ tôm không có hại gì đến sức khỏe, bởi các vi khuẩn trong chỉ tôm đã chết ở nhiệt độ cao khi nấu. Tuy nhiên bạn nên loại bỏ đường chỉ tôm để món ăn được sạch và yên tâm hơn.

Theo Đời sống
Thực phẩm không nên ăn cùng quả hồng

Thực phẩm không nên ăn cùng quả hồng

Quả hồng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe với hương vị thơm ngon, là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất dồi dào. Tuy nhiên, kết hợp hồng cùng với một số loại thực phẩm có thể gây ra những phản ứng không mong muốn cho hệ tiêu hóa.
Những hiểu lầm thường gặp về cà phê

Những hiểu lầm thường gặp về cà phê

Dù được coi là đồ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng vẫn còn một số quan niệm chưa đúng về cà phê như cà phê gây nghiện, khiến cơ thể mất nước hay loại rang đậm chứa nhiều caffeine hơn…
back to top