Tiểu đêm nhiều lần cần thăm khám càng sớm càng tốt

Tiểu đêm không phải là vấn đề khẩn cấp nhưng ảnh hưởng đến giấc ngủ, sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Những người tiểu đêm nhiều lần cần được thăm khám càng sớm càng tốt.

Theo BS.CK1 Nguyễn Viết Hiếu, Khoa Tiết niệu dưới, Trung tâm Tiết niệu và Nam khoa, Bệnh viện TWQĐ 108, đối với những người thức dậy để đi vệ sinh hai lần trở lên trong một đêm nên đi khám tìm nguyên nhân gây chứng tiểu đêm càng sớm càng tốt.

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến chứng tiểu đêm, người bệnh sẽ được hỏi về các triệu chứng của mình và tiền sử sức khỏe. Để giúp chẩn đoán, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh ghi nhật ký bàng quang. Một số xét nghiệm cận lâm sàng có thể được chỉ định:

Cấy nước tiểu và tổng phân tích nước tiểu: kiểm tra các dấu hiệu của nhiễm khuẩn niệu, sự xuất hiện của hồng cầu, protein hoặc các bất thường khác trong nước tiểu.

Xét nghiệm máu: kiểm tra chức năng thận.

Siêu âm bàng quang: đo thể tích tuyến tiền liệt (nam giới), đánh giá tình trạng bàng quang, đo lượng nước tiểu còn lại trong bàng quang sau khi đi tiểu.

Nội soi bàng quang

Đánh giá niệu động học: đánh giá toàn diện chức năng chứa đựng và tống xuất của bàng quang.

Tiểu đêm nhiều lần cần thăm khám càng sớm càng tốt ảnh 1

Tiểu đêm nhiều lần cần thăm khám càng sớm càng tốt

ThS.BS Hoàng Khánh Toàn, nguyên chủ nhiệm Khoa Đông Y, Bệnh viện TƯQĐ 108 nhấn mạnh, đi tiểu nhiều trước tiên phải nghĩ đến nguyên nhân do bàng quang, nhưng trên thực tế không đơn giản như vậy.

Theo Tây y, chứng tiểu đêm ở phụ nữ thường liên quan đến việc sinh đẻ, mãn kinh, sa tử cung…Ở nam giới, chứng tiểu đêm thường liên quan đến phì đại, u xơ tuyến tiền liệt…

Nhưng cũng có một số nguyên nhân chung dẫn đến chứng tiểu đêm như: Do các bệnh lý tại đường tiết niệu, do sử dụng các thuốc lợi niệu, thuốc chẹn Canxi, uống nhiều rượu, cà phê, trà đặc hoặc mắc các bệnh lý mạn tính như đái tháo nhạt, đái tháo đường, huyết áp cao, suy tim, rối loạn giấc ngủ...

Tuy nhiên, nhiều trường hợp không tìm ra nguyên nhân và được coi là rối loạn tiểu tiện cơ năng.

Việc chữa trị không hề đơn giản, vấn đề quan trọng là ở chỗ phải tìm ra căn nguyên gây bệnh rồi trên cơ sở đó tiến hành lựa chọn các vị thuốc, bài thuốc cho phù hợp nhằm mục đích trị bệnh tận gốc thì mới mong khỏi được bệnh.

Điều này phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người thầy thuốc, kết hợp kiến thức đông tây y, trong nước và ngoài nước, đặc biệt là kết quả nghiên cứu của các nhà y học cổ truyền Trung Quốc.

Nhưng, nhìn chung theo BS Toàn cần chú trọng lựa chọn, bào chế và phối hợp các vị thuốc có tác công dụng bổ thận, cố tinh và chỉ niệu, trong đó đặc biệt lưu ý các vị như: nhục quế, xà sàng tử, ích chí nhân, sơn thù, kim anh tử, khiếm thực, thỏ ty tử, tang phiêu tiêu...

Cách phòng tránh chứng tiểu đêm:

Cần hạn chế uống nước vào buổi tối, trong đó có cả việc giảm ăn canh vào bữa cơm chiều, nhất là các loại canh nấu bằng những thứ rau có tính chất lợi tiểu như rau cải, mướp, bầu...

Chú ý tiểu tiện trước khi đi ngủ, khám và điều trị triệt để các bệnh do nhiễm khuẩn tiết niệu, các bệnh lý mạn tính khác như tiểu đường, u xơ tuyến tiền liệt, sỏi niệu quản…Thức ăn nên trọng dụng là thịt thỏ, bào ngư, hàu, bầu dục lợn, bàng quang lợn.

Theo VietnamDaily
Hội chứng đau cơ xơ hóa là gì?

Hội chứng đau cơ xơ hóa là gì?

Hội chứng đau cơ xơ hoá là một tình trạng đau mạn tính trong cơ, dây chằng, gân và các tổ chức phần mềm của cơ thể. Đau cơ xơ hoá thường kèm theo cảm giác mệt mỏi, mất ngủ, hoặc trầm cảm nhưng không có tổn thương thực thể.
Virus HMPV lây lan như thế nào?

Virus HMPV lây lan như thế nào?

Virus có thể lây lan qua các giọt bắn nhỏ li ti trong không khí khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Những giọt bắn này có thể chứa virus HMPV và xâm nhập vào đường hô hấp của người khỏe mạnh.
back to top