Tiêm phóng xạ vào tim để chẩn đoán

(khoahocdoisong.vn) - Để khẳng định chắc chắn chẩn đoán có phải bị bệnh động mạnh vành, bác sĩ sẽ phải tiến hành một số thăm dò cơ bản trong đó có phương pháp xạ hình cơ tim. Khi thực hiện bác sĩ phải tiêm vào tĩnh mạch một chất đồng vị phóng xạ có khả năng tự gắn vào cơ tim...

Hỏi: Bố tôi được chẩn đoán bệnh động mạch vành và bác sĩ chỉ định xạ hình cơ tim nghĩa là tiêm phóng xạ vào người. Tôi nghe nói phóng xạ điều trị bệnh ung thư không biết trường hợp của bố tôi tiêm như vậy có ý nghĩa gì?

Nguyễn Mạnh Hướng (Hải Phòng)

PGS.TS Nguyễn Quang Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội: Để khẳng định chắc chắn chẩn đoán có phải bị bệnh động mạnh vành, bác sĩ sẽ phải tiến hành một số thăm dò cơ bản trong đó có phương pháp xạ hình cơ tim. Khi thực hiện bác sĩ phải tiêm vào tĩnh mạch một chất đồng vị phóng xạ (thalium 201 hay Techectium 99m) có khả năng tự gắn vào cơ tim khỏe mạnh ở giai đoạn cuối của trắc nghiệm gắng sức.

Sau đó người bệnh được đặt dưới một máy đo hoạt tính phóng xạ và hình ảnh của cơ tim sẽ được ghi lại, đó là hình cơ tim. Hình thứ hai được ghi vài giờ sau khi nghỉ ngơi. Vùng cơ tim thiếu oxy do nhánh động mạch vành tương ứng bị hẹp hay tăc sẽ không được gắn các chất đồng vị phóng xạ và tạo ra một “khuyết xạ” trên hình ảnh xạ hình cơ tim ngay sau khi gắng sức. Trên hình ảnh chụp khi nghỉ ngơi, hình “khuyết xạ” sẽ hiện diện nếu như người bệnh bị nhồi máu cơ tim.

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top