Thuốc điều trị ngộ độc botulinum khan hiếm, vì sao?

Hiện nay, thuốc duy nhất trung hòa độc tố botulinum là thuốc Botulism Antitoxin Heptavalent (BAT). Tuy nhiên, đây là loại thuốc rất hiếm và đắt đỏ, chỉ có một hãng dược ở Canada sản xuất và có giá lên đến 8000 USD/lọ.

Thời gian gần đây, Việt Nam liên tiếp ghi nhận ngộ độc do botulinum - độc tố được sinh ra bởi vi khuẩn Clostridium botulinum. Đây là chất độc mạnh, gây ra biến chứng nặng có thể dẫn đến suy hô hấp, liệt toàn thân, tử vong nếu không can thiệp kịp thời.

Thông tin từ Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, thuốc giải độc tố Botulinum là loại thuốc rất hiếm, do mỗi năm cả nước chỉ có vài ca bệnh nên các bệnh viện thường không dự trù đủ. Tuy nhiên, nguồn cung thuốc giải độc tố Botulinum vẫn có, các bệnh viện sẽ liên hệ để đặt hàng.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Báo Sức khỏe và Đời sống dẫn nguồn thông tin từ TS.BS Lê Quốc Hùng - Trưởng khoa Bệnh Nhiệt đới, Trưởng đơn vị Hồi sức Chống độc, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) cho biết thêm, ngộ độc botulinum là do một loại vi khuẩn botulinum gây ra, vi khuẩn này sống trong yếm khí, có nghĩa là môi trường không có không khí, nồng độ oxy rất thấp thì con vi khuẩn này mới hoạt động được.

Hiện nay, thuốc duy nhất trung hòa độc tố botulinum là thuốc Botulism Antitoxin Heptavalent (BAT). Tuy nhiên, đây là loại thuốc rất hiếm và đắt đỏ, chỉ có một hãng dược ở Canada sản xuất và có giá lên đến 8000 USD/lọ.

Liên quan đến vấn đề ngộ độc Botulinum, Bộ Y tế khuyến cáo, các loại thịt hộp, rau củ quả, hải sản đóng hộp hay bịt kín trong bao túi, chai, gói… đều có nguy cơ nhiễm vi khuẩn Clostridium Botulinum. Đặc biệt, nếu thực phẩm chế biến, đóng gói thủ công, sản xuất nhỏ lẻ, hộ gia đình hoặc điều kiện sản xuất không đảm bảo nguy cơ này còn cao hơn. Do đó, người dân cần thận trọng với các sản phẩm thực phẩm đóng kín, chọn sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tiêu chuẩn chất lượng và an toàn được công nhận.

Khi chế biến, nên ưu tiên ăn các thực phẩm mới nấu chín do độc tố Botulinum không bền với nhiệt, bất hoạt ở 80 độ C và phân hủy ở nhiệt độ 100 độ C trong 15 phút. Loại vi khuẩn này không phát triển được trong môi trường có độ pH dưới 4,6. Do vậy, người dân khi muối dưa, muối cà, măng… cần phải đậy kín, đảm bảo đủ độ chua, mặn mới dùng. Thực phẩm khi hết chua không nên ăn.

5 chìa khóa để có thực phẩm an toàn của WHO bao gồm:

Giữ sạch sẽ: Độc tố Botulinum thường chỉ xảy ra với các loại thực phẩm đóng kín trong môi trường thiếu không khí, trong điều kiện sản xuất bị nhiễm bẩn, mọi người cần chọn các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có tiêu chuẩn chất lượng và an toàn được công nhận.

Để riêng sống và chín.

Nấu kỹ: Do Botulinum dễ bị phá hủy bởi nhiệt độ sôi nên cần ăn thức ăn nấu chín

Giữ thực phẩm ở điều kiện an toàn: Không sử dụng các thực phẩm đóng kín khi có mùi, màu sắc, vị thay đổi khác thường. Với thực phẩm lên men, đóng gói hoặc che đậy kín theo cách truyền thống cần đảm bảo phải chua, mặn. Khi thực phẩm hết chua thì không ăn.

Sử dụng nguồn nước và nguyên liệu an toàn.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top