Nguyên nhân bệnh gút, sưng đau các cơ xương khớp là do chỉ số axit uric trong cơ thể, hay còn gọi là mỡ máu cao gây nên. Cơ thể thu nạp nhiều chất, axit uric tích tụ tại các kẽ xương khớp gây sưng đau, lâu ngày không điều trị còn gây viêm, sưng, nổi hạt tophi đau tới mức không đi lại được.
Nếu bạn cũng gặp các vấn đề về xương khớp, hãy chú ý ngay tới sức khỏe của mình. Ngoài điều trị cần điều chỉnh chế độ ăn uống, hãy thường xuyên luyện tập thể dục để cải thiện sức khỏe.
Sưng đau các khớp và nổi hạt tophi do gút |
Các loại rau có hàm lượng purin cao:
Rau xanh vốn cung cấp nhiều vitamin nhưng hạn chế loại rau củ quả và các loại đậu có hàm lượng purin cao như: đậu lăng, đậu đen, đậu phộng, đậu hà lan, đậu trắng, đậu xanh, cải xoăn, su hào….
Các loại thịt chế biến sẵn
Như nem chua, thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng,…, nhất là thực phẩm đóng hộp hoàn tốt không tốt cho người bệnh gút. Hãy cố gắng dành thời gian nấu tại nhà.
Rượu bia và đồ uống có đường
Rượu, bia và đồ uống có đường phải hạn chế tối đa vì nước ngọt, nước trái cây, nước có gas… khiến bệnh nặng hơn.
Thủy hải sản
Cá trích, cá ngừ, động vật có vỏ nghêu, sò, ốc,… chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, nhất là chất đạm và purin. Người bệnh gút hạn chế ăn. Dù cá rất tốt cho cơ thể nhưng người bệnh chỉ chọn cá có ít hơn 100mg purin/100g khẩu phần. Ăn cá điều độ và chọn đúng loại cá phù hợp, điều này tốt cho sức khỏe của bạn.
Thịt gà
Chứa vitamin B, các khoáng chất, axit amin, sắt, photpho, riêng chứa purin nên người bệnh gút chỉ ăn thịt gà ở mức vừa phải, khoảng 110 – 175 mg.
Loại thực phẩm người bệnh gút nên ăn - Ảnh minh họa |
Nội tạng động vật
Nội tạng động vật: gan, lòng, thận, tim, bao tử, óc… chứa nhiều cholesterol, protein, vitamin B (B2, B6, folate và B12), các chất khoáng: sắt, kẽm, selen nhưng cũng chứa nhiều purin dễ làm tăng nồng độ acid uric trong máu khiến bệnh gút sưng, đau nhiều hơn.
Thịt đỏ
Thịt bò, thịt cừu, thịt heo, thịt dê… luôn chứa hàm lượng chất dinh dưỡng rất cao như đạm (protein), vitamin E, B6, B12. Lượng đạm cao dẫn đến axit uric trong máu cao – vốn là nguyên nhân gây ra bệnh gút. Các món ăn từ thịt đỏ còn trải qua quá trình tiêu hóa dưới xúc tác của enzym khiến chất purin trong thịt đỏ chuyển hóa thành axit uric.
Bạn chỉ ăn tối đa 2 lần/tuần, không quá 100gr/ngày và chế biến ở dạng luộc, kho hay hấp sẽ tốt hơn nướng, chiên xào, hạn chế được lượng mỡ tối đa nạp vào cơ thể.
Bác sĩ Nguyễn Văn Thái (Viện Y học phóng xạ và ung bướu quân đội)