Thừa cân tăng nguy cơ đột quỵ não

Thừa cân, đặc biệt béo phì là yếu tố làm tăng nguy cơ bị đột quỵ não lên 6 lần. Vì vậy, điều rất quan trọng là chúng ta phải cố gắng duy trì cân nặng ở mức hợp lý.

Thừa cân làm tăng nguy cơ cao huyết áp, bệnh tim và tiểu đường. Thừa cân có thể gây xơ vữa động mạch và tắc nghẽn. Tất cả những điều này có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ não. Nghiên cứu cho thấy, béo phì có thể tăng nguy cơ đột quỵ lên gấp 6 lần so với người bình thường.

thua-can-va-dot-quy.png
Thừa cân tăng nguy cơ đột quỵ não

Vậy, chúng ta nên duy trì cân nặng bao nhiêu là hợp lý?

Tính chỉ số khối cơ thể (BMI) là một cách tốt để kiểm tra xem chúng ta có cân nặng hợp lý hay không. Với hầu hết mọi người trên thế giới thì:

BMI = 18.5 đến 25 được coi là khỏe mạnh

BMI > 25 được coi là thừa cân và

BMI > 30 được gọi là béo phì.

Có những mục tiêu BMI hơi khác đối với những người da đen hoặc từ các gia đình Nam Á, chỉ số BMI > 23 được coi là thừa cân. Điều này là do nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và đột quỵ não bắt đầu tăng với chỉ số BMI thấp hơn so với người da trắng.

Chúng ta có thể dễ dàng tự tính được chỉ số BMI

BMI = Cân nặng/ (chiều cao x chiều cao) (kg/m2)

Làm sao để giảm cân?

Chìa khóa thành công là thực hiện những thay đổi dù là nhỏ nhất và duy trì lâu dài đối với lối sống của chúng ta.

Thay đổi những thói quen xấu để chúng ta bắt đầu ăn uống lành mạnh hơn và trở nên năng động hơn, vận động tích cực hơn là cách tốt nhất để giảm cân.

Nên tư vấn với bác sĩ để có những lời khuyên về thay đổi lối sống và cách thức giảm cân, các phương pháp điều trị phù hợp với bệnh cảnh, tình trạng sức khỏe.

Cố gắng thực hiện và duy trì một số bài tập thể dục mỗi ngày vì nó có thể giúp đốt cháy calo hoặc duy trì cân nặng hợp lý.

Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top