Thu phục nhân tâm

(khoahocdoisong.vn) - Thu phục nhân tâm, Nguyễn Hoàng đã áp dụng chế độ thuế khóa nhẹ nhàng, chính sách thống trị tương đối rộng rãi để phát triển về kinh tế làm cơ sở cho cuộc cát cứ lâu dài.

Chính sách sưu thuế nhẹ nhàng

Tập sách Ô châu cận lục, tác giả Dương Văn An mô tả tình hình Thuận Hóa ở nửa đầu thế kỷ XVI như sau "Nước lũ thì mặc cho tràn ngập, chẳng có đê để ngăn ngừa, nhà ở thì cất bằng cỏ gianh, đường xa hàng ngàn dặm không hàng quán".

Năm Mậu Ngọ (1558), Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, đã đem theo một số người khá đông gồm những bà con thân thuộc ở huyện Tống Sơn và những người lính trung thành ở Thanh Hóa được Nguyễn Hoàng tin dùng cho nắm giữ những nghiệm vụ trọng yếu trong chính quyền và trở thành một tầng lớp thống trị. Họ là chỗ dựa chính trong chính quyền họ Nguyễn và cũng là một lực lượng khai thác đất Thuận Quảng trong buổi đầu.

Để vùng đất mới sớm trở thành khu vực phát triển về kinh tế làm cơ sở cho cuộc cát cứ lâu dài, vì vậy, chính sách thống trị của Nguyễn Hoàng buổi đầu tương đối rộng rãi, chế độ thuế khóa nhẹ nhàng để lôi kéo thu phục nhân tâm. Sách Đại Nam thực lục tiền biên viết: "Chúa vỗ về quân dân, thu dùng hào kiệt, sưu thuế nhẹ nhàng, được nhân dân mến phục, bấy giờ thường xưng là chúa Tiên".

Phát triển ngoại thương

Mặt khác, để đẩy mạnh sự phát triển vùng đất mới, ngoài việc củng cố chính quyền sở tại, nêu cao vấn đề tăng gia sản xuất, giao lưu buôn bán với người ngoại quốc, vào thời kỳ này, Đàng Trong buôn bán chủ yếu với người Bồ Đào Nha ở Ma Cao.

Từ cuối thập niên 50 của thế kỷ XVI và với châu ấn thuyền từ Nhật Bản vào năm 1592. Số châu ấn thuyền của Nhật Bản đến buôn bán với Đàng Trong chủ yếu thông qua thương cảng Hội An.

Lúc này Hội An đã trở thành một thương cảng nổi tiếng và sầm uất bậc nhất ở Việt Nam. Cùng với người Nhật là người Trung Hoa, nhất là các vùng Phúc Kiến, Quảng Đông, Triều Châu, Hải Nam đã nhiều lần cập cảng Hội An.

Đoan Quốc công Nguyễn Hoàng không chỉ cho người ngoại quốc, chủ yếu là người Nhật và người Trung Hoa đến buôn bán mà còn cho phép họ ở lại cư trú lâu dài tại thương cảng Hội An.

Theo Chiristoforo Borri thì "Chúa Đàng Trong xưa kia cho người Nhật, Hoa chọn một địa điểm và nơi thuận lợi để lập một thành phố cho tiện việc buôn bán. Đó là thành phố Faifo (tên của Hội An) một thành phố lớn đến độ người ta có thể nói là có hai thành phố, một của người Hoa và một của người Nhật".

Trong thời thịnh trị vào thế kỷ XVII, Hội An là nơi quy tụ hàng hóa sản phẩm của Đàng Trong nhất là dinh Quảng Nam để chuyển bán cho thuyền buôn nước ngoài. Hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng lâm thổ sản như: trầm hương, hồ tiêu, yến sào, các loại dược liệu như sừng tê giác, tô mộc, sa nhân... một số sản phẩm thủ công như tơ sống, lụa, đường, đồ gốm... Hàng hóa nước ngoài qua Hội An lan tỏa ra các nơi qua đầu mối của thương nhân trong nước.

Một điều may mắn cho quá trình Nam tiến của lịch sử dân tộc ở nửa cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII nói chung và của họ Nguyễn nói riêng là được một con người có tài năng chính trị lớn và có tầm nhìn xa trông rộng như chúa Tiên Nguyễn Hoàng.

(còn nữa)

Theo Đời sống
Rò rỉ thông tin mới nhất về iPad Air M3

Rò rỉ thông tin mới nhất về iPad Air M3

Theo một số thông tin được tiết lộ, thế hệ tiếp theo của dòng Apple iPad Air có thể được trang bị bộ xử lý M3. Hứa hẹn sẽ mang lại sự cải thiện đáng kể về hiệu suất và hiệu năng cho iPad Air.
back to top