Thiếu máu dinh dưỡng

(khoahocdoisong.vn) - Thiếu máu là bệnh lý thường gặp ở trẻ em. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, nguyên nhân rất đa dạng, trong đó hay gặp nhất là thiếu máu dinh dưỡng do thiếu sắt. Thiếu máu thiếu sắt phần lớn do chế độ dinh dưỡng không cung cấp đủ nhu cầu sắt cho sự phát triển của trẻ.

Thiếu máu ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển cả thể chất lẫn tinh thần của trẻ bởi máu làm nhiệm vụ cung cấp chất dinh dưỡng và oxy duy trì hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể, thiếu máu sẽ ảnh hưởng tới chức năng của hầu hết các cơ quan. Mức độ ảnh hưởng có thể từ ít tới nhiều.

Thiếu máu làm trẻ luôn cảm thấy mệt mỏi, lờ đờ, không muốn làm việc gì do thiếu năng lượng. Trẻ hoạt động ít hơn, nếu thiếu máu mức độ nặng, trẻ có thể quá mệt, thậm chí kiệt sức.

Theo ThS.BS Lê Thị Hải, nguyên Trưởng phòng Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thiếu máu có rất nhiều nguyên nhân nhưng đa số là thiếu máu dinh dưỡng, chủ yếu là do thiếu sắt, vitamin B12, thiếu đồng, kẽm, thiếu chất đạm do ăn uống kém hoặc nhiễm giun sán. Chế độ ăn chỉ có tác dụng phòng thiếu máu dinh dưỡng, khi đã bị thiếu sắt hoặc các chất khác cần uống thêm sắt và các vi chất khác.

Về chế độ ăn phòng thiếu máu dinh dưỡng cần ăn đủ chất đạm như thịt, cá, tôm, trứng, sữa đậu đỗ, lạc, vừng. Nên ăn các thực phẩm giàu sắt như gan, tim động vật, lòng đỏ trứng, thịt bò, lươn, thịt gà. Nên ăn nhiều trái cây loại có múi như cam, bưởi, quả mọng như việt quất, nho để cung cấp vitamin C tăng cường hấp thu sắt. Có thể chọn uống sữa có bổ sung nhiều sắt, uống hằng ngày cũng rất tốt vì sữa là thực phẩm vừa cung cấp chất đạm, cung cấp đầy đủ các vi chất dinh dưỡng có tác dụng phòng ngừa và điều trị thiếu máu dinh dưỡng. Tất cả các  loại sữa có bổ sung sắt, vitamin B12, axit folic đều có thể uống được Những thực phẩm cần tránh khi bị thiếu máu thiếu sắt là những thực phẩm cản trở hấp thu sắt như cà phê và trà làm giảm khả năng hấp thu chất sắt, chủ yếu là do sự hiện diện của hợp chất tanin. Tannin là một loại polyphenol, có thể có một tác dụng ức chế mạnh tới sự hấp thu sắt.

Thiếu máu gây tác động xấu tới hầu hết các cơ quan trong cơ thể vì thế, nếu cha mẹ phát hiện triệu chứng thiếu máu ở trẻ cần lập tức kiểm tra lại chế độ ăn uống của trẻ. Cho trẻ đi khám sức khỏe để phát hiện và điều trị kịp thời các nguyên nhân khác gây thiếu máu. Bên cạnh việc điều trị thiếu máu ở trẻ em cha mẹ nên chú ý chế độ ăn cho trẻ để phòng thiếu máu tái phát.

Theo Đời sống
Táo bón khó tăng cân

Táo bón khó tăng cân

Táo bón là tình trạng rất hay gặp ở trẻ em, là vấn đề gây lo lắng cho các bậc cha mẹ, là một trong những nguyên nhân làm trẻ chậm lớn. Nếu trẻ bị táo bón lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ tiêu hóa và gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều trị.
Thức ăn nhanh và tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng

Thức ăn nhanh và tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng

Trẻ em Việt Nam đang tiêu thụ quá mức các thực phẩm được chế biến sẵn (chứa nhiều đường, muối và chất béo), các thực phẩm không lành mạnh bao gồm nước ngọt và thức ăn nhanh. Khẩu phần ăn không ăn đủ trái cây, rau quả có chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất, thiếu vận động… là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng.
Gan giúp sáng mắt

Gan giúp sáng mắt

(khoahocdoisong.vn) - Gan động vật rất giàu dinh dưỡng, protein, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Tuy nhiên, đây là cơ quan nội tạng có nhiệm vụ chuyển hóa và giải độc cho cơ thể, nên nhiều người e ngại khi sử dụng loại thực phẩm này.
Cà chua giàu dinh dưỡng

Cà chua giàu dinh dưỡng

(khoahocdoisong.vn) - Cà chua là loại quả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trong 100g cà chua chứa: nước 94,78g, năng lượng 16 kcal, protein 1,16g, carbohydrate 3,18g, canxi 5 mg, chất xơ 0,9g và vô vàn vitamin.
back to top