Mất cân bằng dinh dưỡng trẻ dễ thiếu máu

(khoahocdoisong.vn) - Thiếu máu không chỉ ảnh hưởng tới thể chất của trẻ mà còn liên quan đến sự phát triển trí tuệ sau này. Hiện có khoảng 50% trẻ dưới 7 tuổi ở nước ta bị thiếu máu vì những nguyên nhân mà bố mẹ không để ý.

Bệnh nhi (7 tuổi, Yên Mỹ, Hưng Yên) đến bệnh viện khám vì bị hoa mắt chóng mặt, đau nhức 2 bên thái dương, biếng ăn, ngủ không ngon giấc trong vòng 1 tháng gần đây. Các xét nghiệm và cận lâm sàng đã cho kết quả:

- Lượng huyết sắc tố: 10,6g/dL, tức có giảm so với bình thường là 12,0 - 15,5g/dL.

- Thể tích khối hồng cầu: 35,2%, tức có giảm so với bình thường là 37 - 42%.

- Sắt huyết thanh: 7,14µmol/L, tức có giảm so với giá trị bình thường là 9.00 - 30.40µmol/L.

Các kết quả trên cho biết bệnh nhi bị thiếu máu mức độ nhẹ. Khai thác bệnh sử để tìm nguyên nhân chính gây thiếu máu, mẹ bệnh nhi cho biết, cháu sinh ra khỏe mạnh, không có tiền sử chảy máu, mất máu, nhưng có thói quen không ăn rau từ nhỏ và rất ít khi ăn hoa quả.

ThS.BS Trần Tuấn Anh, chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cho biết, thiếu máu có nhiều nguyên nhân gồm: Do bất thường của cơ quan tạo máu, giảm sản tủy, bất sản tủy, suy tủy bẩm sinh hoặc suy tủy mắc phải, thâm nhiễm tủy: bạch cầu cấp kinh (bệnh máu trắng), các di căn vào tủy; Do thiếu nguyên liệu tạo máu như sắt, vitamin B12, axit folic; Do mất máu, chấn thương, chảy máu cam; Do tan máu, các bệnh tan máu do bệnh huyết cầu tố, bệnh của màng hồng cầu, tan máu tự miễn... Trường hợp của bệnh nhân này là thiếu máu do thiếu sắt, đây là nguyên nhân hay gặp nhất ở trẻ em, dễ làm cho trẻ chậm phát triển về thể chất, trí tuệ, khiến trẻ thấp còi, trí thông minh kém, học tập kém.

Để phòng tránh thiếu máu do thiếu sắt, cha mẹ cần xây dựng cho trẻ thực đơn ăn uống phong phú, khoa học như sau:

- Bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều sắt như gan, tim, bầu dục, trứng, thịt, cá, tôm, cua, đậu, đỗ, lạc vừng, rau xanh và quả chín… vào khẩu phần ăn của trẻ;

- Tăng cường cho trẻ ăn các loại rau quả có chứa nhiều vitamin C như cam, quýt, chuối, đu đủ, rau ngót, rau muống để hỗ trợ hấp thu sắt;

- Cho trẻ uống các chế phẩm có chứa sắt khi có chỉ định của bác sĩ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu máu

- Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, ngủ không ngon giấc;

- Da xanh, niêm mạc nhợt, mắt nhợt;

- Rụng tóc;

- Móng tay, móng chân dễ gãy;

- Chậm tăng cân, đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi.

Theo Đời sống
Táo bón khó tăng cân

Táo bón khó tăng cân

Táo bón là tình trạng rất hay gặp ở trẻ em, là vấn đề gây lo lắng cho các bậc cha mẹ, là một trong những nguyên nhân làm trẻ chậm lớn. Nếu trẻ bị táo bón lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, hệ tiêu hóa và gặp rất nhiều khó khăn trong việc điều trị.
Thức ăn nhanh và tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng

Thức ăn nhanh và tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng

Trẻ em Việt Nam đang tiêu thụ quá mức các thực phẩm được chế biến sẵn (chứa nhiều đường, muối và chất béo), các thực phẩm không lành mạnh bao gồm nước ngọt và thức ăn nhanh. Khẩu phần ăn không ăn đủ trái cây, rau quả có chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất, thiếu vận động… là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng.
Gan giúp sáng mắt

Gan giúp sáng mắt

(khoahocdoisong.vn) - Gan động vật rất giàu dinh dưỡng, protein, vitamin và khoáng chất thiết yếu. Tuy nhiên, đây là cơ quan nội tạng có nhiệm vụ chuyển hóa và giải độc cho cơ thể, nên nhiều người e ngại khi sử dụng loại thực phẩm này.
Cà chua giàu dinh dưỡng

Cà chua giàu dinh dưỡng

(khoahocdoisong.vn) - Cà chua là loại quả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Trong 100g cà chua chứa: nước 94,78g, năng lượng 16 kcal, protein 1,16g, carbohydrate 3,18g, canxi 5 mg, chất xơ 0,9g và vô vàn vitamin.
back to top