Thay đổi thời tiết làm xương khớp rệu rạo

(khoahocdoisong.vn) - Tuổi cao, sức đề kháng suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho các yếu tố thời tiết như phong – hàn – thấp tác động làm kinh mạch ứ trệ, khí huyết kém lưu thông, càng đau xương khớp khi trở trời hoặc khi nhiệt độ bên ngoài xuống thấp.

Khí hậu góp phần làm gia tăng bệnh xương khớp

Viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp gọi chung là phong thấp thuộc phạm vi chứng tý của y học cổ truyền (Tý nghĩa là bế tắc kinh lạc, khí huyết). TS Nguyễn Văn Quân, Trưởng khoa Bào chế Đông dược, Học viện Y dược học Cổ truyền Việt Nam cho biết, nước ta thuộc đới khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều, miền Bắc lại nhiều núi đá vôi nên điện từ trường ở miền Bắc mạnh hơn miền Nam, đây là những điều kiện cho bệnh phong thấp phát triển. Vào giai đoạn chuyển mùa như hiện nay, những người mắc bệnh khớp thường cảm nhận rõ tình trạng đau nhức, tê cứng, khó cử động… ở vùng bị tổn thương. 

Lý giải điều này, TS Nguyễn Văn Quân cho biết, sự tác động của yếu tố thời tiết như đang nóng chuyển lạnh đột ngột, đang khô ráo chuyển sang mưa cả tuần hoặc ngược lại khiến cơ thể của người cao tuổi không thích nghi kịp. Thêm vào đó là các yếu tố bên trong như độ nhớt máu, dịch khớp, sự kết tủa của muối, thay đổi nồng độ hóa chất trung gian trong cơ thể, thay đổi vận mạch… là nguyên nhân làm xuất hiện các đợt đau xương khớp. Khi nhiệt độ xuống thấp, các gân bị co rút, dịch khớp đông hơn, khớp khô cứng hơn khiến người già thấy khó cử động. Thêm vào đó, thời tiết càng khắc nghiệt, việc tập luyện thể dục, đi bộ càng hạn chế nên khớp đau, cứng, càng thêm khó cử động.

Chính khí hư nhược, phong - hàn - thấp tấn công

Theo Đông y, tất cả các bệnh khớp dù là viêm khớp, thấp khớp, thoái hóa khớp hay chỉ là tê mỏi, đau nhức ở khớp… đều thuộc chứng Tý, do khí huyết, kinh mạch bị bế tắc ngừng trệ gây ra. Khi phong, hàn, thấp thâm nhập vào cân, cơ, khớp xương, kinh lạc làm cho sự vận hành của khí huyết tắc lại gây các chứng đau, sưng ở cơ khớp. Bệnh đặc biệt tấn công mạnh vào đối tượng phụ nữ vì đã qua sinh nở, khí huyết suy yếu. Đối với phụ nữ từ 50 tuổi trở lên, đang ở vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh thì cả khí và huyết đều suy nên dễ phát bệnh. Đối với nam giới do can thận bị hư hoặc bệnh lâu ngày làm khí huyết giảm sút dẫn đến phong, hàn, thấp xâm nhập vào cân, cơ, khớp xương, kinh lạc khiến sự vận hành của khí huyết tắc lại gây tê mỏi, đau nhức, sưng khớp, viêm ở các khớp gối, khuỷu, vai, cổ tay, ngón tay, cổ chân, càng vận động càng đau nhiều.

Phòng và trị bệnh xương khớp trong mùa lạnh

Đối với loãng xương, tuổi càng cao phụ nữ càng có nguy cơ loãng xương. Vì vậy, ngay từ khi còn trẻ phụ nữ cần chú trọng bồi bổ cơ thể, bù đắp lượng canxi thiếu hụt bằng nhiều loại thực phẩm tự nhiên như sữa, các sản phẩm sữa, tích cực ăn tôm, cua, cá nhỏ và nên ăn nguyên con. Khi về già, phụ nữ cũng không nên bỏ qua thói quen này. Dùng dinh dưỡng kết hợp với tập luyện giúp xương dẻo dai, chống lại quá trình hủy xương của tự nhiên.

Đối với bệnh viêm khớp dạng thấp - bệnh tự miễn nên việc điều trị dứt điểm thường rất khó khăn. Bên cạnh việc dùng thuốc, khi trời lạnh người bệnh nên tăng cường ăn các loại rau có lá màu xanh đậm hoặc vàng  có chứa nhiều chất chống ôxy hoá như beta-cryptoxanthin, zeaxanthin và vitamin C để chống viêm hiệu quả. Nên ăn các loại ngũ cốc thô như gạo lứt, ngô… vì lớp vỏ ngoài của các loại ngũ cốc có nhiều sinh tố nhóm B hỗ trợ cho sự chuyển hóa ở dạ dày và việc tăng cường khí hóa của tỳ vị.

Đối với bệnh thoái hóa khớp, càng lạnh các khớp càng cứng, càng đau, thậm chí khi cử động có thể kêu cọt kẹt. Biện pháp đơn giản để trị bệnh này là dùng bì lợn sao cho đến khi chảy nhựa, ăn đều đặn 2 tháng các khớp sẽ hết cọt kẹt.

Theo KH&ĐS
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top