Thảo dược trị liệu tiểu đường

(khoahocdoisong.vn) - Trong vài chục năm gần đây, cùng với các bệnh lý rối loạn chuyển hoá khác như rối loạn lipid máu, gút... bệnh tiểu đường có xu hướng gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp. Để phòng chống căn bệnh này, kinh nghiệm dân gian có rất nhiều vị thuốc hữu dụng, dễ chế và sử dụng. Bài viết này xin giới thiệu một số phương dược để bạn đọc tham khảo và vận dụng.

Vỏ bí đao: Lấy mảnh thủy tinh cạo nhè nhẹ sương trắng ở vỏ quả bí đao để có được một vị thuốc có tên gọi là đông qua sương, dùng hồ nước viên thành viên, uống mỗi ngày 1 viên với nước ấm, bệnh nặng có thể uống 2 viên chia 2 lần trong ngày.

Lá ngưu bàng: Rễ và lá ngưu bàng lượng vừa đủ, rửa sạch, nấu chín ăn trong ngày.

Rau bó xôi + mộc nhĩ: Rễ rau bó xôi 100g, mộc nhĩ trắng (ngân nhĩ) 10g, rửa sạch, sắc uống.

Ngũ gia: Ngũ gia bì 6g, ngũ vị tử 6g, hai thứ tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày.

Tô tử + hạt củ cải: Tô tử, la bặc tử (hạt củ cải) lượng bằng nhau, sao qua, tán bột, uống mỗi ngày 9g với nước sắc tang bạch bì (vỏ trắng rễ cây dâu tằm).

Hoài sơn + hoàng liên: Hoài sơn 25g, hoàng liên 10g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Trà sinh đằng: Sinh đẳng sâm 9g, thiên hoa phấn 9g, sắc hoặc hãm uống thay trà hàng ngày, người uống được rượu có thể gia thêm cát căn 6g

Sinh địa: Sinh địa 9g, hoàng cầm 9g, mộc thông 9g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Thục địa: Thục địa 12g, hoài sơn 6g, thiên hoa phấn 6g, bạch linh 4,5g, sơn thù 4,5g, trạch tả sao muối 3g, nhục quế 1,5g, ngũ vị tử, sắc uống mỗi ngày 1 thang. Hoặc thục địa 24g, huyền sâm 24g, mạch môn 24g, thạch cao 9g, thanh cao 6g, sắc uống.

Rễ bó xôi: Rễ bó xôi tươi 90g, kê nội kim khô 15g, sắc uống.

Gạo nếp rang: Gạo nếp rang nổ 50g, tang bạch bì 50g, sắc uống. Hoặc rễ bó xôi 150g, hoàng kỳ 6g, sinh địa 6g, sắc uống.

Lá mướp: Lá mướp 15g, ngọc trúc 15g, toàn phúc hoa 15, sắc uống.

Khoai lang: Lá khoai lang 100g, thiên hoa phấn 20g, ngọc trúc 15g, sắc uống.

Mộc nhĩ: Mộc nhĩ trắng (ngân nhĩ) 15g, ngọc trúc 25g, đường phèn 25g, ngâm ngân nhĩ cho nở, rửa sạch, nấu chung với ngọc trúc và đường phèn, chia uống 2 lần trong ngày.

Dâm dương hoắc: Dâm dương hoắc 20g, ngọc trúc 15g, hoài sơn 15g, kỷ tử 12g, sắc uống.

Mạch môn: Mạch môn 30g, thiên môn 12g, bạch linh 4,5g, xa tiền tử 3g, sắc uống.

Ô mai: Ô mai 8 quả, đẳng sâm 50g, đại táo 15 quả, đường phèn lượng vừa đủ. Sắc 3 vị thuốc với 3 bát nước trong 20 phút, chế đường phèn và cho đến khi nước thuốc hơi dính là được, mỗi lần uống 3 thìa canh, mỗi ngày 2 lần. Hoặc ô mai 20g, sơn thù 30g, ngũ vị tử 20g, thương truật 20g, sắc uống.

Sinh hoàng kỳ: Sinh hoàng kỳ 30g, bạch thược 30g, sinh cam thảo 10g, ô mai 10g, cát căn 10g, tiên linh tỳ 15g, sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Thiên hoa phấn: Thiên hoa phấn 20g, hoài sơn 30g, hoàng kỳ 20g, sinh địa 15g, mạch môn 15g, ngũ vị tử 6g, cam thảo 6g, sắc uống mỗi ngày 1 thang. Hoặc thiên hoa phấn 15g, mạch đông 15g, sinh thạch cao 30g, sắc uống thay trà.

Cao dâu tằm: Quả dâu tắm chín kỹ 2,5kg, ngọc trúc 50g, thục địa 50g, hoàng tinh 50g, thiên hoa phấn 100g. Trước tiên ép dâu lấy nước cốt, tiếp đó sắc kỹ thục địa với ngọc trúc lấy 500 ml rồi cho nước dâu và thiên hoa phấn vào, đun nhỏ lửa thành dạng cao, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 30 ml.

Kim tiền thảo: Kim tiền thảo 30g, đẳng sâm sao 12g, hoàng kỳ sống 12g, ngọc trúc 12g, kỷ tử căn 12g, mạch môn 12g, thục địa 12g, thiên hoa phấn 12g, tất cả sấy khô, tán thành bột mịn, uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần chừng 10g với nước sôi để nguội.

Hoàng kỳ: Hoàng kỳ, cát căn, hoài sơn mỗi vị 30g, thương truật 6g, bạch truật 9g, huyền sâm 15g, thiên hoa phấn 60g, bạch linh 20g, sắc uống.

Hồng sâm: Hồng sâm 5g, bạch linh 5g, bạch truật 5g, hoàng kỳ 5, hoàng tinh 10g, hoàng liên 2g, đại hoàng 2g, cam thảo 2g, ngũ vị tử 2g, tất cả sấy khô, làm hoàn, uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 14g.

ThS Hoàng Khánh Toàn (nguyên Chủ nhiệm Khoa Y học Cổ truyền, Bệnh viện T.Ư Quân đội 108)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top