Tập luyện khỏe não bộ, tăng trí thông minh

Hoạt động của bộ não hoàn toàn phụ thuộc quá trình nạp máu. Nếu việc nạp máu cho não bộ bị ngừng lại dù chỉ 2 phút, sẽ dẫn tới sự tổn thương. Tập luyện phòng ngừa sự phá hủy tuần hoàn máu của não có ý nghĩa quan trọng.

Những bài tập tăng cường tuần hoàn máu não

Lối sống ít hoạt động và tập thể dục, tư thế ngồi làm việc lâu, đặc biệt giữ đầu lâu ở cùng một tư thế không thay đổi, sẽ làm cản trở hoạt động của các mạch máu. Bài tập làm nghiêng và quay đầu giúp tăng cường sự linh hoạt của mạch máu nuôi não, tạo ra độ mở rộng những mạch máu này.

Bài 1: Đứng thẳng, hai tay dọc theo thân, sau đó giơ tay đến ngang vai, nắm chặt các ngón tay thành quả đấm, cúi đầu về phía trước. Tiếp tục nâng khuỷu tay lên trên, đầu ngửa một chút ra phía trước, quay trở lại tư thế ban đầu. Thực hiện bài tập 4- 5 lần, không nhanh cũng không chậm, nhịp điệu vừa phải.

Bài 2: Đứng thẳng, tay dang ra 2 phía, sau đó gập các khuỷu lại, giật mạnh các khuỷu tay cong gấp, tay phải phía trước, tay trái phía sau, sau lưng. Quay lại vị trí khởi đầu. Làm như vậy một số lần sau khi đổi tay: Tay phải phía sau, tay trái phía trước, sau lưng. Không làm nhanh cũng không làm chậm, làm vừa phải mỗi bên 4 - 5 lần.

Bài 3: Đứng thẳng, hai tay dọc theo thân, đầu thẳng. Nghiêng đầu theo vai phải, quay trở về vị trí ban đầu. Nghiêng đầu về phía vai trái, quay trở về vị trí ban đầu. Giữ đầu thẳng, không nghiêng cổ, nhìn phía trước mặt mình, quay đầu sang phải, quay trở về vị trí ban đầu.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Sau đó lại giữ đầu thẳng, không nghiêng cổ và nhìn về phía trước mặt mình và quay đầu sang phía trái, quay trở về vị trí khởi đầu. Hãy làm với nhịp điệu chậm, thực hiện 4 - 5 lần.

Tất cả hoạt động trên cùng sự hô hấp nhịp nhàng qua mũi sẽ tăng cường dòng oxy đến các tế bào não, giúp não khỏe và trí tuệ minh mẫn. Thực hiện bài tập tốt nhất ở tư thế đứng, lặp lại mỗi bài tập 4 - 5 lần.

Nạp máu cho não - sự bảo đảm cho đời sống và sức khỏe

Để có trí lực mạnh mẽ trong cơ thể khỏe, điều cần có trước hết là hệ thần kinh tốt. Ở người, có hệ thần kinh trung ương và ngoại biên. Hệ thần kinh trung ương đảm bảo toàn bộ sự kiểm soát hoạt động trí tuệ. Hệ thần kinh ngoại biên liên kết hệ thần kinh trung ương với toàn bộ cơ thể và đưa “mệnh lệnh” của nó đến từng tế bào. Để tri thức hoạt động có nề nếp, đầu tiên phải giữ cho hệ thần kinh bình thường.

Hoạt động của não bộ hoàn toàn phụ thuộc quá trình nạp máu. Nếu việc nạp máu cho não bộ bị ngừng lại dù chỉ 2 phút, sẽ dẫn tới tổn thương không thể hồi phục. Việc phòng ngừa phá hủy tuần hoàn máu của não có ý nghĩa quan trọng sống còn.

Não cấu tạo từ vô vàn tế bào thần kinh, nơron thần kinh. Các động mạch và mao mạch đem chất dinh dưỡng đến những nơron thần kinh để nuôi chúng. Thêm vào đó, chính các mạch máu lại là những trục mà xung quanh nó phân bổ nơron thần kinh.

Nơron thần kinh cần thường xuyên nhận được chất dinh dưỡng từ các mạch, đó là khi oxy và chất dinh dưỡng được nạp vào cùng máu. Hoạt động của tế bào thần kinh đòi hỏi sự thường xuyên đưa khí oxy tới chúng và không được phép ngưng nghỉ. Chỉ cần vài phút ngừng việc đưa oxy, các nơron thần kinh sẽ chết. Vì vậy, những cản trở xuất hiện trong chảy máu não có thể khiến không chữa được, dẫn đến tử vong.

Tuy nhiên, cơ thể chúng ta có khả năng tự điều chỉnh. Chẳng hạn, nếu vì nguyên nhân nào đó, một số mạch máu bị ứ đọng (tắc nghẽn), thì những con đường vòng sẽ được mở ra để đẩy máu vào não. Nếu một số động mạch bị thắt (hẹp lại) và không cho máu đi qua, những động mạch khác lại mở rộng ra cho máu đi qua. Dù vậy, những khả năng tự điều chỉnh như thế cũng không phải vô hạn.

Nếu chúng ta không chú ý đến quy luật của tự nhiên, không ý thức việc rèn luyện sức khỏe của mình, cơ thể sẽ gặp phải tai họa (bệnh tật).

TS Trương Thị Thảo (Phó Giám đốc khoa học Viện Dưỡng sinh Tâm thể)

Theo Đời sống
Ai có nguy cơ cao mắc bệnh sởi?

Ai có nguy cơ cao mắc bệnh sởi?

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra. Đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh sởi là người chưa được tiêm ngừa virus sởi, nhất là trẻ nhỏ rất dễ bị nhiễm bệnh khi tiếp xúc với nguồn lây.
back to top