Tăng huyết áp do căng thẳng thần kinh?

(khoahocdoisong.vn) - Tăng huyết áp không phải là bệnh thần kinh mà do nhiều yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được và không điều chỉnh được...

Hỏi: Bình thường mẹ tôi không bị cao huyết áp, nhưng khi đi tiêm Covid-19 bị huyết áp cao không tiêm được và về nhà huyết áp vẫn cao. Xin hỏi, tăng huyết áp có liên quan gì đến bệnh thần kinh hay căng thẳng thần kinh không? Nguyên nhân thực sự gây bệnh tăng huyết áp là do đâu?

Nguyễn Thị Hằng (Hà Nội)

PGS.TS Phạm Mạnh Hùng, Viện trưởng Viện Tim mạch Việt Nam: Tăng huyết áp không phải là bệnh thần kinh, không phải là do căng thẳng thần kinh. Khoảng 90 – 95% các trường hợp tăng huyết áp không tìm thấy nguyên nhân nhưng có một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh tăng huyết áp.

Yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được: Thừa cân và béo phì là người có chỉ số khối cơ thể (BMI) là 23 hoặc cao hơn; Ăn nhiều muối; Hút thuốc lá: gây co mạch và tăng xơ vữa động mạch; Uống rượu nặng và thường xuyên; Thiếu vận động; Stress...

Các yếu tố nguy cơ không thể điều chỉnh được:

- Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi cơ tăng huyết áp hơn.

- Di truyền: Nếu bố mẹ hoặc người ruột thịt của bạn bị tăng huyết áp, bạn có nguy cơ bị bệnh này cao hơn.

- Tuổi: Tuổi càng cao bạn càng dễ bị tăng huyết áp.

Có khoảng < 10% số người bị tăng huyết áp tìm thấy nguyên nhân gây bệnh, các bệnh nhân này được gọi là tăng huyết áp thứ phát (THA có căn nguyên). Một số nguyên nhân gây THA thứ phát gồm có:

- Các bệnh lý về thận: Viêm cầu thận, sỏi thận, hẹp động mạch thận…

- Nội tiết: Cường tuyến giáp, cường tuyến yên, u vỏ hoặc tủy thượng thận…

- Bệnh lý mạch máu và tim: Hở van động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủ, Takayasu…

- Nhiễm độc thai nghén.

Theo Đời sống
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top