Cảnh giác với bệnh liên cầu khuẩn nhóm B ở phụ nữ mang thai

Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus không gây nguy hiểm tức thì đến sức khỏe thai phụ nhưng làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh non, vỡ màng ối, nhiễm trùng ối, nhiễm trùng vết mổ, viêm đường tiết niệu, viêm nội mạc tử cung sau sinh,...

Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus (GBS) là một trong nhiều loại vi khuẩn thường trú ở cơ thể người, thường tìm thấy ở âm đạo hoặc trực tràng của phụ nữ. Thông thường phụ nữ mang thai bị nhiễm Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng. Do đó việc phát hiện sớm để điều trị gặp rất nhiều khó khăn.

BS.CKII Vũ Thị Dung, Trưởng khoa Điều trị theo yêu cầu, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí cho biết: Liên cầu khuẩn nhóm B Streptococcus không gây nguy hiểm tức thì đến sức khỏe thai phụ, tuy nhiên nó sẽ làm tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và sinh non, vỡ màng ối, nhiễm trùng ối, nhiễm trùng vết mổ, viêm đường tiết niệu, viêm nội mạc tử cung sau sinh,...

Trẻ sơ sinh thường nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B từ mẹ trong quá trình chuyển dạ. Đa số trẻ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B có thể tự khỏi mà không cần điều trị, chỉ có 1-2% trẻ nhiễm có thể tiến triển thành bệnh với những biến chứng nặng như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm trùng máu và có thể tử vong, đặc biệt đối với trẻ sinh non.

Do vậy việc tầm soát vi khuẩn liên cầu nhóm B cho thai phụ trước sinh và có biện pháp dự phòng trong khi chuyển dạ sẽ ngăn ngừa việc lây truyền bệnh, đảm bảo an toàn sức khỏe của trẻ.

Tất cả các phụ nữ mang thai khi tới thăm khám tại Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí, đều được hướng dẫn để thực hiện xét nghiệm tìm liên cầu khuẩn nhóm B ở thời điểm thai 35 - 37 tuần 6 ngày (đối với đơn thai) hoặc 32 - 34 tuần (đối với đa thai).

Việc tiến hành lấy mẫu xét nghiệm rất đơn giản: nhân viên y tế sẽ dùng que tăm bông lấy mẫu xét nghiệm từ âm đạo và trực tràng của thai phụ, gửi đến phòng xét nghiệm. Sau đó dịch sẽ nuôi cấy trong môi trường đặc biệt để tìm vi khuẩn liên cầu nhóm B.

Những thai phụ được xác định dương tính với Liên cầu khuẩn nhóm B sẽ được tư vấn điều trị và thực hiện các biện pháp dự phòng lây truyền sang trẻ sơ sinh như tiêm kháng sinh dự phòng trong khi chuyển dạ để giảm nguy cơ lây nhiễm sang con.

Theo Đời sống
12 tuổi đã ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ

12 tuổi đã ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ

Bệnh viện Bãi Cháy (Quảng Ninh) đã phẫu thuật thành công cho trẻ 12 tuổi mắc ung thư tuyến giáp di căn hạch cổ. Đây là trường hợp bệnh nhân ung thư tuyến giáp trẻ tuổi nhất từng được phẫu thuật điều trị tại bệnh viện.
Nhiều trẻ nhiễm xoắn khuẩn Leptospira do chuột cắn

Nhiều trẻ nhiễm xoắn khuẩn từ chuột

Trong 1 tháng, khoa Nhi - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã tiếp nhận hai bệnh nhi nhiễm khuẩn nặng do Leptospira cho thấy sự nguy hiểm và những dấu hiệu cần cảnh giác với bệnh nhiễm Leptospira ở trẻ em.
back to top