Cách đề phòng nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn khi chế biến thực phẩm

Bệnh liên cầu lợn ở người là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính lây truyền từ động vật sang người, chủ yếu là từ lợn, có thể dẫn đến tử vong. Dưới đây là một số cách đề phòng nhiễm vi khuẩn liên cầu lợn khi chế biến thực phẩm.

Đối với người chế biến thức ăn

Khu vực chế biến thức ăn sạch sẽ

Bảo quản thịt sống phải tách biệt với nơi bảo quản thịt đã qua chế biến hoặc sản phẩm ăn sẵn để tránh lây nhiễm bệnh.

Dụng cụ chế biến thịt sống, thịt chín phải sử dụng riêng (dao, thớt).

Rửa tay sạch bằng xà phòng sau khi chế biến thịt.

Thức ăn phải được nấu chín kỹ trước khi ăn.

Nguồn: Chi cục an toàn thực phẩm tỉnh Thái Bình

Nguồn:

Chi cục an toàn thực phẩm tỉnh Thái Bình

Đối với người tiêu dùng

Không ăn thịt lợn sống, không ăn tiết canh, nội tạng lợn chưa được nấu chín.

Không ăn thịt lợn và sản phẩm từ lợn không rõ nguồn gốc.

Không tiếp xúc với sản phẩm từ lợn còn sống khi tay có vết xây xước, trừ khi mang găng bảo vệ.

Đối với người mua bán thịt lợn

Không mua, bán lợn bị bệnh.

Không mua bán lợn, thịt lợn không rõ nguồn gốc; chỉ mua lợn, thịt lợn có nguồn gốc,có dấu hiệu kiểm dịch của cơ quan thú y.

Đối với người giết mổ lợn

Phải tuân theo các quy định

Không giết mổ lợn bị bệnh

Không được sử dụng thịt lợn chết làm thức ăn cho động vật khác và phải xử lý lợn bị bệnh chết triệt để (chôn , đốt)

Mang các dụng cụ bảo vệ cá nhân cần thiết (găng tay, khẩu trang, kính, mũ…).

Khi có vết xước, vết thương không tiếp xúc với lợn hay các sản phẩm của lợn.

Nơi giết mổ phải bảo đảm vệ sinh môi trường sạch sẽ.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top