Tai biến chảy máu, không dùng An cung ngưu hoàng hoàn

(khoahocdoisong.vn) - Trong viên an cung có thành phần chính là tam thất và xạ hương, tác dụng của nó chủ yếu là làm giảm đông máu làm cho máu lưu thông dễ hơn đến các vùng thiếu máu não. Vì thế chỉ dùng được thuốc này khi có tai biến thuộc loại nhũn não. Còn đối với những trường hợp tai biến thuộc loại chảy máu, nếu dùng an cung máu sẽ chảy nhiều hơn làm cho bệnh nặng thêm.

Bà Nguyễn Thị An (70 tuổi, Hà Nội) bị huyết áp cao nên các con mua sẵn An cung ngưu hoàng hoàn. Khi bà có dấu hiệu tai biến, con cho bà uống thuốc rồi mới đưa đến viện. Sau khi chụp mạch, bác sĩ cho biết, việc gia đình tự ý cho người bệnh uống thuốc An cung ngưu hoàng hoàn đã khiến bệnh nặng lên.

Lời bàn: TTƯT.PGS.TS.BS Kiều Đình Hùng, Trưởng khoa Ngoại thần kinh cột sống & Chấn thương - Chỉnh hình, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết, nhiều người trữ thuốc An cung ngưu hoàng hoàn trong nhà vì họ cho rằng thuốc này có thể điều trị được tai biến mạch máu não. 

Trong viên An cung có thành phần chính là tam thất và xạ hương, tác dụng của nó chủ yếu là làm giảm đông máu làm cho máu lưu thông dễ hơn đến các vùng thiếu máu não. Vì thế chỉ dùng được thuốc này khi có tai biến thuộc loại nhũn não. Còn đối với những trường hợp tai biến thuộc loại chảy máu, nếu dùng an cung máu sẽ gây chảy nhiều hơn làm cho bệnh nặng thêm.

Nhưng rất khó phân biệt được tai biến thuộc loại nào trừ khi vào bệnh viện chụp MRI hoặc CT. Chính vì thế, không được tuỳ tiện dùng thuốc này trước khi chẩn đoán loại tai biến. Mà điều cần nhất khi có dấu hiệu tai biến mạch não là đưa vào bệnh viện càng sớm càng tốt để tận dụng "thời gian vàng" trong cấp cứu tai biến mạch máu não.

Theo TT&CS
Hà Nội: Ca mắc rubella đầu tiên đã tiêm 2 mũi vắc xin phòng bệnh

Bệnh rubella nguy hiểm thế nào?

Rubella là bệnh truyền nhiễm do vi rút Alphavirust genus và Rubivirus genus gây ra. Bệnh rubella có tính lây truyền cao dễ gây thành dịch lớn và đặc biệt nguy hiểm với phụ nữ mang thai.
Bệnh dại lây qua đường nào?

Bệnh dại lây qua đường nào?

Đường lây bệnh dại phổ biến nhất là do bị động vật dại cắn, bên cạnh đó bệnh còn có thể lây từ nước bọt của chó, mèo dại hoặc động vật khác mắc bệnh do cào hoặc liếm vào vết thương, vùng da bị trầy xước của cơ thể.
back to top