Lươn hầm thuốc giúp người tai biến mạch máu não hồi phục

(khoahocdoisong.vn) - Với tác dụng dưỡng huyết, ích tỳ, bổ can thận, mạnh gân cốt... lươn là một vị thuốc tốt dùng chữa nhiều bệnh và bồi bổ cơ thể, giúp người bị tai biến mạch máu não hồi phục.

Theo Đông y, lươn vị ngọt, tính ôn, có tác dụng bổ khí dưỡng huyết, ôn dương, ích tỳ, bồi bổ can thận, làm mạnh gân cốt, khử phong thấp, thông kinh mạch được dùng chữa các chứng lao lực, ho hen, tiêu khát, gân xương đau nhức, cơ thể suy nhược.

Nghiên cứu hiện đại cho thấy, trong 100g lươn có 77,4g nước, 20g protid, 1,5g lipid, 35mg canxi, 164mg photpho... cung cấp được 96Kcal. Chất protitd của lươn thuộc loại đạm quý, gồm nhiều axit amin cần thiết cho cơ thể như lysine, methionine, phenylalanine, threonine, valine, leucine, isoleucine, tryptophane…

 Với tác dụng dưỡng huyết, ích tỳ, bổ can thận, mạnh gân cốt.. .lươn là một vị thuốc tốt dùng chữa nhiều bệnh và bồi bổ cơ thể, giúp người bị tai biến mạch máu não hồi phục.

Thông kinh lạc trị tai biến mạch máu não: Lươn 500g, đẳng sâm 15g, đương quy 15g. Cách chế: Lươn làm sạch, cắt khúc; các vị thuốc cho vào túi vải buộc kín miệng. Tất cả cho vào nồi cùng với các gia vị như hành củ, gừng tươi... rồi hầm lửa nhỏ chừng 1 giờ cho nhừ, nêm đủ mắm muối, chia ăn vài lần trong ngày. Hai ngày làm 1 lần, 15 lần là một liệu trình.

Công dụng: Ích khí hoạt huyết, thông kinh lạc. Món này rất tốt cho người bị tai biến mạch máu não thể khí hư huyết ứ với biểu hiện: Bị bệnh lâu ngày, liệt bại hoặc tê bì nửa người, cơ thể mỏi mệt, ăn kém, nhiều lúc có cảm giác như thiếu không khí để thở, sắc mặt trắng nhợt, hay vã mồ hôi, chất lưỡi nhợt tối, có những điểm ứ huyết, tĩnh mạch dưới lưỡi giãn to...

Ích thận, kiện não trị lưng đau, gối mỏi, trí nhớ giảm sút: Lươn 250g, nhân sâm 3g, đương quy 15g, gia vị vừa đủ. Sắc kỹ nhân sâm và đương quy lấy nước cốt; lươn làm sạch, rán qua bằng dầu thực vật rồi đổ nước thuốc vào đun nhừ, chế thêm gia vị, dùng làm thức ăn trong ngày. Món này công dụng bổ tâm ích thận, kiện não, dùng thích hợp cho những người khả năng làm việc giảm sút, dễ mệt mỏi, hay sợ lạnh, lưng gối đau mỏi, hoa mắt chóng mặt, tim hồi hộp, khả năng ghi nhớ suy giảm, ăn kém...

Bổ huyết, chữa thiếu máu, cơ thể suy nhược: Lươn 500g, đảng sâm 15g, đương quy 15g, rượu, hành gừng, gia vị vừa đủ. Cách chế: Lươn làm sạch, bỏ xương và đầu đuôi, thái sợi dài. Sâm, quy bọc trong túi vải, buộc chặt, cho vào nồi. Cho thịt lươn, rượu, gừng, nước vừa đủ. Đun sôi, hớt bỏ váng, rồi để lửa nhỏ đun rồi để lửa nhỏ đun khoảng một giờ nữa, vớt bỏ túi thuốc, thêm mỳ chính, gia vị vừa đủ. Ăn nóng cùng cơm. Món này, có tác dụng bổ khí huyết, chữa cơ thể suy nhược, thiếu máu, xanh xao mệt mỏi…

Bổ can thận, chống lão suy: Lươn 90g, đậu đen 90g, hà thủ ô chế 9g, gừng tươi 2 lát, táo đỏ vài quả. Cách chế: Làm lươn sạch, bỏ ruột, để nguyên con. Đậu đen ngâm nước cho nở, rửa sạch. Hà thủ ô, gừng tươi, táo đỏ đều rửa sạch. Cho tất cả vào nồi, đổ nước vừa đủ, nấu to lửa cho sôi sau đó ninh lửa nhỏ khoảng 3 giờ, cho gia vị vừa đủ, ăn nóng. Có tác dụng ích can thận, chống lão suy, tóc bạc sớm, đau lưng, làm sáng mắt…

Cai thuốc lá: Lươn sống 1 con, rượu trắng 250ml, đem lươn ngâm rượu trong 2 ngày rồi lấy rượu chia uống vài lần. Công dụng: Ngăn ngừa tác hại của thuốc lá và giúp những người nghiện thuốc có thể cai thuốc thành công.

BS Hoàng Khánh (Hội Đông y Việt Nam)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top