Bấm khu phản xạ đại não phòng và phục hồi tai biến mạch máu não

(khoahocdoisong.vn) - Bấm khu phản xạ đại não ở ngón chân cái có tác dụng tốt đối với hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên, giúp dự phòng và chữa nhiều bệnh, đặc biệt là tai biến mạch máu não.

Bấm phản xạ là cách trị liệu dùng sức bấm vào những điểm tạo ra phản xạ trên bàn tay, bàn chân, tai... Cách trị liệu này dựa trên nguyên tắc là những điểm phản xạ này đều liên quan đến những cơ quan và tuyến nội tạng và cũng được trình bày theo cách sắp xếp giống như cách sắp xếp của cơ thể, tạo thành một “bản đồ”, hay một hình thu nhỏ của cơ thể.

Khu phản xạ đầu (đại não): Hệ thống thần kinh chia làm thần kinh trung ương và thần kinh ngoại biên. Hệ thần kinh trung ương bao gồm: Não trong hộp sọ và tủy sống trong ống tủy. Cả hai đều có trung khu thần kinh thân thể và trung khu thần kinh nội tạng (thực vật).

Hệ thần kinh ngoại biên bao gồm: 12 đôi dây thần kinh não, tiếp nối với não và 31 đôi thần kinh lưng nối với tủy sống. Chúng đều chứa thần kinh thân thể và thần kinh nội tạng. Trong đó, thần kinh thân thể phân bố đều khắp da và hệ thống vận động. Thần kinh nội tạng phân bố đều đến nội tạng, huyết quản, tim và thể tuyến. Đại não nằm ở giữa khoang sọ, chiếm khoảng 1/50 trọng lượng cơ thể người.

Đại não và khu phản xạ đại não

Đại não và khu phản xạ đại não

Vị trí khu phản xạ đại não: Trên phần thịt của đốt thứ nhất của ngón chân cái.

Tác dụng: Bổ não, an thần, định tâm, trấn thống, tiêu viêm, chống co thắt, chống mỏi mệt, đề phòng tai biến mạch máu não, phục hồi các di chứng do tai biến mạch máu não, tăng tuần hoàn máu. Điều trị cao huyết áp, huyết áp thấp, trúng gió, chấn thương não, (động kinh, ngất, co giật, váng đầu, nặng đầu, mất ngủ, liệt, nấc, tổn thương thị lực, suy nhược thần kinh, các bệnh về thần kinh.

Cách bấm: Từ nhẹ đến mạnh dần, tùy lực người bệnh.

Lương y Hoàng Duy Tân (nguyên Phó Chủ tịch Hội Đông y Đồng Nai)

Theo KH&ĐS
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top