Tác dụng phụ của việc ăn quá nhiều hành tây, ít ai biết

Mặc dù hành tây là một loại thực phẩm phổ biến do tính linh hoạt và lợi ích sức khỏe của chúng, tuy nhiên nếu tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn tới một số tác dụng phụ không mong muốn.

Hành tây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất như vitamin C, B6, kali, mangan và đồng và chất xơ tốt. Hành tây dùng sống hoặc nấu chín đều được dung nạp tốt và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Một cốc hành tươi xắt nhỏ có:

Lượng calo: 64

Carbohydrate: 15 g

Chất đạm: 2 g

Chất béo: 0 g

Chất xơ: 3 g

Đường: 7 g

Tác dụng phụ của việc ăn quá nhiều hành tây, ít ai biết. Ảnh minh họa

Tác dụng phụ của việc ăn quá nhiều hành tây, ít ai biết. Ảnh minh họa

Tác dụng của hành tây đối với sức khỏe

Chất chống oxy hóa trong hành tây giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào trong cơ thể. Nghiên cứu cho thấy một chất chống oxy hóa đặc biệt, được gọi là quercetin, bảo vệ sức khỏe theo nhiều cách, chẳng hạn như chống viêm và tăng cường hệ thống miễn dịch.

Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe có thể có của hành tây bao gồm:

Kháng khuẩn

Theo một số nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, hành tây có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn. Trong một thí nghiệm, chiết xuất hành và tỏi đã làm chậm sự phát triển của một số vi khuẩn. Cần nhiều nghiên cứu hơn để chỉ ra hành tây ảnh hưởng đến vi khuẩn trong cơ thể như thế nào.

Ngừa loãng xương

Hành tây có thể đóng vai trò ngăn ngừa bệnh loãng xương, một tình trạng làm xương yếu đi. Một nghiên cứu ở những người gần hoặc đã qua thời kỳ mãn kinh cho thấy những người ăn hành tây hàng ngày có mật độ xương cao hơn, dẫn đến xương chắc khỏe hơn.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ

Hành tây có chứa các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ, mang lại cho chúng mùi vị và mùi nồng đặc trưng. Những hợp chất này có thể giúp giảm mức cholesterol trong cơ thể, phá vỡ cục máu đông, giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Nếu ăn hành tây sống sẽ hấp thụ được nhiều hợp chất lưu huỳnh nhất.

Cải thiện sức khỏe tiêu hóa

Ăn hành tây có tốt không thì câu trả lời là có vì hành tây là nguồn cung cấp chất xơ và prebiotic tuyệt vời, rất cần thiết cho sức khỏe đường ruột. Prebiotic, như inulin và fructooligosacarit có trong hành tây, nuôi dưỡng vi khuẩn đường ruột có lợi, sản xuất axit béo chuỗi ngắn giúp tăng cường khả năng miễn dịch, giảm viêm và tăng cường tiêu hóa.

Tăng cường sức khỏe não bộ

Các chất chống oxy hóa trong hành tây liên kết với các chất độc hại trong não và giúp loại bỏ chúng khỏi cơ thể. Hợp chất lưu huỳnh trong hành tây có thể làm chậm quá trình mất trí nhớ, cải thiện tình trạng chóng mặt, động kinh và đau nửa đầu. Để có lợi ích tối ưu cho sức khỏe não bộ, hãy thử ăn hành tây sống.

Tăng cường hệ thống miễn dịch

Hành tây rất giàu vitamin C, rất quan trọng cho hệ thống miễn dịch mạnh mẽ. Vitamin C hỗ trợ sản xuất collagen, bảo vệ tế bào khỏi bị hư hại và tăng cường khả năng chống nhiễm trùng của cơ thể.

Giảm căng thẳng và hỗ trợ giấc ngủ

Hành tây chứa prebiotic có thể giúp giảm căng thẳng, chống trầm cảm và cải thiện chất lượng giấc ngủ. Khi vi khuẩn có lợi trong ruột tiêu thụ prebiotic, chúng sẽ giải phóng các sản phẩm phụ trao đổi chất giúp tăng cường sức khỏe đường ruột. Quá trình này giúp loại bỏ các chất và sản phẩm phụ trong hệ tiêu hóa có thể ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng não và giấc ngủ.

Tác dụng phụ của việc ăn hành tây nhiều

Mặc dù hành tây là một loại thực phẩm phổ biến do tính linh hoạt và lợi ích sức khỏe của chúng tuy nhiên nếu chúng ta tiêu thụ quá nhiều hành tây có thể dẫn tới một số tác dụng phụ không mong muốn. Điều quan trọng là mỗi người cần phải nhận thức được những vấn đề tiềm ẩn này để duy trì chế độ ăn uống cân bằng và tránh cảm giác khó chịu do hành tây gây ra.

Trào ngược dạ dày

Đối với những người bị ợ nóng hoặc bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) nên hạn chế ăn hành tây. Hành tây có thể làm giãn cơ thắt thực quản dưới, khiến axit dạ dày chảy ngược vào thực quản. Điều này có thể gây ra cảm giác nóng rát ở ngực, đau họng hoặc có mùi vị khó chịu của chất lỏng trong miệng. Những người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản nên hạn chế hoặc tránh ăn nhiều hành để tránh làm trầm trọng thêm các triệu chứng của họ.

Gây hôi miệng

Hành tây nằm trong cùng họ với tỏi và hành củ (hành khô). Họ rau củ này có chứa các hóa chất sulfuric và khi được chuyển hóa trong cơ thể sẽ đi vào máu. Như bạn đã biết, máu tuần hoàn khắp cơ thể, vì vậy có thể có đôi lúc bạn sẽ nhận thấy dường như mồ hôi của mình cũng có mùi như hành tây nếu gần đây bạn có ăn nhiều hành.

Bên cạnh mồ hôi thì hơi thở cũng là một nơi bạn có thể nhận ra tác động của việc ăn hành. Nguyên nhân là do phần lớn các hợp chất sulfur được chuyển hóa ở gan, do đó bạn có thể thở ra hơi thở có mùi của sulfur. Việc hơi thở có mùi có thể nhận thấy ngay sau khi ăn hành và có thể kéo dài đến khi hành được tiêu hóa hết.

Thay đổi mùi cơ thể

Ngoài việc gây hôi miệng khi ăn hành tây sống thì cơ thể phân hủy các hợp chất lưu huỳnh có trong hành tây, chúng có thể phản ứng với mồ hôi trên da, tạo ra thứ thường được coi là mùi cơ thể khó chịu.

Gia tăng các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích (IBS)

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn tiêu hóa thường gặp có ảnh hưởng đến ruột già và thường gây ra những triệu chứng như chướng bụng, đau bụng, tiêu chảy hoặc táo bón. Tình trạng này tuy không gây hại cho đường ruột nhưng chắc chắn có thể gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống. IBS thường ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới và thường xuất hiện ở những người dưới 45 tuổi.

Một số kích thích như tình trạng căng thẳng hoặc một vài loại thực phẩm có thể làm cho triệu chứng của IBS trở nên trầm trọng hơn và hành tây là một trong số đó.

Các chuyên gia khuyến cáo những người bị IBS nên tránh ăn hành và tỏi để giúp ngăn ngừa các triệu chứng khó chịu như đầy hơi và chướng bụng. Ngoài ra, những thực phẩm khác cần tránh khi bạn bị IBS bao gồm rượu, quả mơ, chuối, đậu, cải Brussels, caffeine, cà rốt, cần tây, hành tây, bánh quy, bánh mỳ, mận, nho khô và mầm lúa mì.

Gây hạ huyết áp

Hành tây có tính lạnh, có tác dụng hạ huyết áp vì thế những người mắc bệnh huyết áp thấp không nên ăn.

Những thực phẩm kỵ hành tây

Rong biển: Hành tây khá dồi dào Axit oxalic, khi ăn hoặc nấu chung với rong biển chứa nhiều Canxi, I-ốt sẽ tạo thành Canxi-Oxalate, tăng nguy cơ hình thành sỏi trong thận. Nên đừng nấu hành tây với rong biển.

Cá: Cá chứa nhiều dưỡng chất, rất giàu protein, cực tốt cho sức khỏe nhưng khi kết hợp với hành tây, chất có trong hành tây làm cho protein của cá bị kết tủa, lắng đọng ở dạ dày, không những làm giảm lượng Protein, dưỡng chất trong cả 2 loại thực phẩm mà còn gây ra hiện tượng khó tiêu, đầy bụng.

Hành tây khá dồi dào Axit oxalic, khi ăn hoặc nấu chung với rong biển chứa nhiều Canxi, I-ốt sẽ tạo thành Canxi-Oxalate, tăng nguy cơ hình thành sỏi trong thận. Nên đừng nấu hành tây với rong biển. Ảnh minh họa: Internet

Mật ong: Người nội trợ khi nấu ăn hoặc làm đồ uống dinh dưỡng với hành tây, tuyệt đối không cho thêm mật ong vào món ăn, đồ uống. Bởi sự kết hợp tưởng chừng vô hại này có thể tạo ra chất gây tổn thương cho vùng mắt, nếu ăn lượng lớn, người dùng có thể bị mù. Cho nên, để bảo vệ mắt, khi chế biến món ăn, món nào đã dùng mật ong thì không dùng thêm hành tây và ngược lại.

Tôm: Kết hợp tôm với hành tây sẽ tạo ra Canxi-Oxalate, chất này tích tụ lâu dài sẽ gây bệnh sỏi thận. Do đó, khi nấu ăn, bạn nên chú ý không nấu chung tôm với hành tây.

Theo Đời sống
Ăn thực phẩm phòng ngừa suy giảm trí nhớ

Thực phẩm phòng ngừa suy giảm trí nhớ

Suy giảm trí nhớ có thể ảnh hưởng đến khả năng suy nghĩ, ghi nhớ và học hỏi của người bệnh. Hiện chưa có cách chữa trị mất trí nhớ nhưng vẫn có một số phương pháp giúp ngăn ngừa hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh.
Ai nên hạn chế ăn khoai môn?

Ai nên hạn chế ăn khoai môn?

Khoai môn có giá trị dinh dưỡng cao, giàu tinh bột và vitamin cực tốt cho sức khỏe Tuy nhiên, khoai môn cũng có những tác hại cần được chú ý khi sử dụng để khỏi gây hậu quả đáng tiếc.
back to top