Tác dụng của cây ổi

Người ta trồng ổi chủ yếu để lấy quả ăn, quả ổi xanh ăn giòn và thơm. Quả chín ăn  ngọt. Ngoài ra còn có tác dụng trị bệnh. Dưới đây là tác dụng của cây ổi.

Ổi có nhiều tác dụng

Theo số liệu nghiên cứu, trong ổi có chứa nhiều thành phần trong đó có chất pectin và vitamin C. Trong lá và búp chứa 7-10 % tamin và tinh dầu. Trong thân và lá có chất tritecpenic. Trong hạt có 14% chất dầu đặc sánh, mùi thơm, 15% chất protein và 13% tinh bột.

Theo tài liệu cổ, quả ổi xanh có vị chát, ngọt, tính bình, đi vào kinh vị và đại trường. Tác dụng cầm máu, tiêu chảy, viêm đại tràng, giúp chữa táo bón. Tác dụng của lá non và búp ổi là ịt huốc từ lâu, được bà con sử dụng rộng rãi, thường dùng sắc lên uống, hãm trà hay chấm muối nhai sống, chữa được bệnh đi phân lỏng, viêm đại tràng, kiết lỵ… Tác dụng của vỏ và rễ cây cũng chữa bệnh đi ngoài có thể đun lên lấy nước rửa vết thương lở loét. Xin giới thiệu một số bài thuốc sau:

* Chữa bệnh táo bón: Quả ổi chín 30g, quả chuối tiêu hcins 30g, đường đỏ 20g. Hai thứ quả này rửa sạch đem xay sinh tố, xay đặc. Sau đó đem hấp cách thủy 5 phút. Ăn trong ngày chia 3 lần lúc đói. Khi nào đi bình thường thì dừng, cho đường tùy khẩu vị.

* Chữa bệnh rối loạn tiêu hóa: quả ổi xanh 30g, vỏ quả lựu 10g, lá mơ lông 5g. Tất cả các vị thuốc rửa sạch cho vào nồi cùng 500ml nước, đun cạn còn 200ml uống trong ngày, chia 3 lần uống lúc đói. Khi nào bình thường thì dừng.

BS Đức Quang (Bệnh viện Châm cứu T.Ư)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top