Sốc phản vệ vì tự uống kháng sinh

(khoahocdoisong.vn) - Nhiều người cứ nghĩ kháng sinh uống an toàn, sốc phản vệ chỉ xảy ra khi  tiêm xong thực tế tại các bệnh viện vẫn thường xuyên cấp cứu  cho các bệnh nhân bị sốc phản vệ do không biết mình bị dị ứng với thuốc kháng sinh nào khiến bị sốc phản vệ.

Chị Phạm Thị B. 32 tuổi được đưa đến viện trong tình trạng khó thở, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, ngứa ran khắp người, đau quặn bụng, tiểu tiện, đại tiện không tự chủ có biểu hiện hôn mê, nghẹt thở, rối loạn nhịp tim…

Nguyên nhân trước đó do ho lâu ngày không khỏi chị đã tự ý ra hiệu thuốc mua kháng sinh về uống. Sau 30 phút chị thấy bồn chồn, tê môi lưỡi và nhanh chóng chuyển sang khó thở. Bác sĩ kết luận chị bị sốc phản vệ do kháng sinh. Ngay lập tức chị được thở oxy và cấp cứu theo phác đồ điều trị sốc phản vệ. Sau hai ngày chị B. mới qua cơn nguy kịch.

Lời bàn: Theo PGS.TS Nguyễn Văn Đoàn, nguyên Giám đốc Trung tâm miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch Mai, nhiều người cứ nghĩ kháng sinh uống an toàn, sốc phản vệ chỉ xảy ra khi  tiêm. Nhưng thực tế tại các bệnh viện vẫn thường xuyên cấp cứu cho các bệnh nhân bị sốc phản vệ do không biết mình bị dị ứng với thuốc kháng sinh nào.

Vì vậy, tuyệt đối không nên tự mua kháng sinh điều trị, chỉ nên dùng theo chỉ định của bác sĩ để tránh hậu quả đáng tiếc.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top