Ông Bùi Văn Linh, Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục chính trị và Công tác HSSV (Bộ GD&ĐT) cho biết: Để triển khai Nghị định 80 của Chính phủ Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường, Bộ GD&ĐT đã ban hành 2 văn bản quan trọng là Thông tư 31 hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho HS trong trường phổ thông.
Trong thông tư 31 đã quy định nhà trường có Tổ tư vấn, hỗ trợ HS và bố trí cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm để thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho HS.
Thành phần/ Tổ tư vấn, hỗ trợ HS gồm đại diện lãnh đạo nhà trường cũng các cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn tâm lý, nhân viên y tế trường học, cán bộ, giáo viên phụ trách công tác Đoàn, Đội, đại diện CMHS và một số HS là cán bộ lớp, cán bộ Đoàn, Đội.
Cùng với thông tư 31, Bộ đã ban hành Thông tư 16 hướng dẫn khung vị trí việc làm, trong đó quy định Tư vấn tâm lí là nhiệm vụ kiêm nhiệm của giáo viên, quy định thời lượng, định mức giờ của tổ tư vấn tâm lí đấy.
Theo đó mỗi giờ tư vấn sẽ được quy đổi thành từ 3 đến 8 tiết dạy để tính cho các thầy cô tham gia, phụ thuộc vào quy mô của trường, vùng miền. Có thể nói đây là bước đi dài trong việc chuyên nghiệp hóa công tác tư vấn tâm lí.
Việc thành lập tổ tư vấn tâm lí ở các trường hiện nay ở tất cả các tỉnh đã nhận được sự quan tâm rất lớn của các Sở, các Phòng đã chỉ đạo.