Giải pháp chống bạo lực học đường: Cử giáo viên có năng lực làm công tác chủ nhiệm

(khoahocdoisong.vn) - Chỉ thị về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường mà Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ vừa ký có nội dung cử giáo viên chủ nhiệm có năng lực làm công tác chủ nhiệm.

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ vừa kí văn bản số 993/CT-BGDĐT chỉ thị về việc tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục. 

Theo đó, các sở giáo dục và đào tạo phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh, gia đình học sinh và cộng đồng về phòng, chống bạo lực học đường và phát hiện, thông báo, can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường.

Chỉ thị cũng yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo quan tâm phối hợp với các cơ sở đào tạo giáo viên để bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về đạo đức nhà giáo, tư vấn tâm lý, năng lực kiểm soát cảm xúc cá nhân và kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra các cơ sở giáo dục trong việc bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, phòng, chống bạo lực học đường; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. 

Với các cơ sở giáo dục, Chỉ thị nêu rõ: Thủ trưởng cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm trực tiếp, toàn diện về an ninh, an toàn tại đơn vị.

Các cơ sở giáo dục phải quan tâm xây dựng trường học dân chủ, an toàn, lành mạnh, thân thiện; xây dựng và triển khai quy tắc ứng xử; phát triển các câu lạc bộ phù hợp với năng khiếu, sở thích, điều kiện và lứa tuổi học sinh; tăng cường các hoạt động trải nghiệm, hoạt động tập thể, hoạt động xã hội cho học sinh. 

Cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm xây dựng và triển khai kế hoạch phòng, chống bạo lực học đường; phân công rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường.

Cử giáo viên có kinh nghiệm, năng lực và trách nhiệm làm công tác chủ nhiệm để thường xuyên theo sát tình hình, quản lý, giáo dục học sinh; quan tâm đến học sinh cá biệt để có biện pháp giáo dục, giúp đỡ.

Với các cơ sở đào tạo giáo viên, Chỉ thị yêu cầu các cơ sở rà soát, cập nhật, đổi mới nội dung, hình thức đào tạo; gắn yêu cầu kiến thức, nghiệp vụ sư phạm với năng lực, phẩm chất nghề nghiệp cho sinh viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, chuẩn nghề nghiệp giáo viên.

Tăng cường tổ chức các hoạt động ngoại khóa, thực hành, thực tập sư phạm để rèn các kỹ năng sư phạm, kỹ năng giải quyết tình huống sư phạm, kỹ năng tư vấn tâm lý, hỗ trợ học sinh cho sinh viên sư phạm. 

Các cơ sở đào tạo giáo viên tập trung nghiên cứu xây dựng các chuyên đề, nội dung bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên về kỹ năng phòng, chống bạo lực học đường; kỹ năng sư phạm, kỹ năng ứng xử, giải quyết tình huống sư phạm của nhà giáo tại các địa phương; đào tạo, bồi dưỡng và phát huy vai trò của đội ngũ giáo viên tư vấn trong trường học, xây dựng nội dung, cách thức và hình thức giáo dục phù hợp…

Theo Đời sống
Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa tình yêu nhạc cổ điển

Hòa nhạc giáo dục Classical Wonderland: Lan tỏa âm nhạc cổ điển tới cộng đồng

Hòa nhạc Giáo dục "Classical Wonderland" với sự tham gia của Dàn nhạc Giao Hưởng Việt Nam, nhạc trưởng Honna Tetsuji, nghệ sĩ piano Nguyễn Thái Hà, cùng những người chiến thắng từ VYMI EduConcert Piano Audition 2022 vừa diễn ra tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Chương trình nằm trong Dự án mang Âm nhạc cổ điển đến với cộng đồng của thành phố Hà Nội.
Đại diện Quỹ Toyota Việt Nam và các đơn vị đồng hành bàn giao điểm trường Lũng Lậu

Quỹ Toyota Việt Nam hỗ trợ xây dựng điểm trường cho trẻ em vùng cao tỉnh Cao Bằng

Ngày 8/7, với mục tiêu đóng góp cho sự nghiệp giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Việt Nam và góp phần mang lại hạnh phúc cho mỗi cá nhân và toàn xã hội, Quỹ Toyota Việt Nam đã tiến hành bàn giao điểm trường Lũng Lâu, thuộc trường Tiểu học & Trung học cơ sở Vần Dính tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng.
back to top