Rượu thuốc vạn bệnh hồi xuân

(khoahocdoisong.vn) - Từ xa xưa rượu đã đi vào đời sống con người ở khắp nơi trên thế giới. Mỗi khi lễ Tết, hội hè, sum họp, đoàn tụ gia đình, bằng hữu lâu ngày gặp nhau không thể thiếu rượu, bất kể giàu sang hay nghèo khó đều nâng chén rượu chúc nhau mừng năm mới.

Bản thân rượu không xấu nếu chúng ta biết uống có liều lượng. Rượu chỉ xấu khi ta dùng quá mức, không điều khiển được bản thân, uống rượu xong lại tham gia giao thông gây nhiều hệ lụy. Ngày xuân nếu có uống rượu cũng chỉ nên nhấp chút đỉnh, uống rượu thuốc để dẫn thuốc đến kinh lạc, trừ khí độc…

Các thầy thuốc thời xưa đã chế ra nhiều bài rượu thuốc để phòng trị bệnh tăng cường sức khoẻ như rượu thập toàn, rượu phong thấp. Người trẻ tuổi hay ốm đau, người cao tuổi bộ máy đều rệu rã, uống chút rượu khai vị trong những ngày xuân giúp ăn ngon, tăng sự hấp thu của cơ thể, hưng phấn thần kinh. Những loại rượu thuốc sau đây rất có ích với sức khỏe.

Nhân sâm.

Nhân sâm.

Long nhãn.

Long nhãn.

Bài thuốc rượu của Y viện triều Nguyễn gồm có vị: Bắc sa sâm 20g, nhân sâm 20g, bạch linh 12g, bạch truật 12g, cam thảo 12g, xuyên khung 12g, đương quy 12g, thục địa 12g, bạch thược 12g, nhục quế 4g, bắc đỗ trọng 8g, độc hoạt 8g, khương hoạt 8g, tần giao 8g, phòng phong 16g, cẩu kỷ tử 8g, tục đoạn 8g, mộc qua 8g, đại hồi 4g, trần bì 12g, đào nhân 20g, thương truật 8g, bạch cúc hoa 8g, đại táo 8g. Thang thuốc trên ngâm với 5 lít rượu ngon, sau một tháng dùng được, mỗi ngày uống 3 ly nhỏ sáng, trưa, chiều, hoặc trước khi đi ngủ.

Tác dụng: Bổ thận tráng dương, an dưỡng tâm thần, trị các chứng đau lưng nhức mỏi tay chân, kém ăn mất ngủ. Bài thuốc này vua Minh Mạng hay dùng.

Bài rượu bổ của Chủ tịch Mao Trạch Đông tặng Bác Hồ gồm có: Nhân sâm 40g, long nhãn nhục 40g, dâm dương hoắc 40g, lão thục địa 24g, đảng sâm 24g, đương quy 24g, bắc đỗ trọng 20g, hoàng tinh 20g, nhục thung dung 20g, hắc táo nhân 20g, bạch phục linh 15g, bạch truật 16g, cam thảo chích 16g, bạch thược 16g, tục đoạn 16g, cam kỷ tử 16g, ngưu tất 12g, đại táo 10 quả, đường phèn 300g. Thang thuốc ngâm với 5 lít rượu ngon khoảng sau 1 tháng dùng được. Mỗi ngày uống 3 ly nhỏ sáng, trưa, chiều, hoặc trước khi đi ngủ.

Tác dụng: Đại bổ khí huyết điều hòa tạng phủ, tăng cường sinh lực, bổ tâm ích thận, phòng ngừa các chứng phong thấp nhức mỏi. Bài thuốc này sau khi được tặng, Bác đã phổ biến cho nhiều người sử dụng thấy hiệu quả tốt, nhất là những người làm việc trí não càng sáng suốt minh mẫn, ăn ngủ tốt hơn, người làm việc chân tay gân cốt dẻo dai, bớt mệt mỏi…

Bài thuốc vạn bệnh hồi xuân gồm có vị: Bạch mật 106g, hạnh nhân 160g (bỏ vỏ), hồ đào nhân 160g (bỏ vỏ), tô du (váng đông trên mặt sữa) 80g, tiểu hồng táo 160g. Lấy mật ong, tô du cho vào rượu tốt 2 - 3 lít quấy đều, sau cho 3 vị còn lại ngâm khoảng  21 ngày là dùng được, ngày uống 3 ly nhỏ sáng, trưa, chiều  hoặc đi ngủ. Bài thuốc giúp cơ thể khoẻ mạnh, da hồng hào, tươi sáng bớt  nhăn. Phụ nữ có thể dùng bài này còn gọi là bài Bất lão thang. 

Rượu thuốc để phòng trị bệnh cần gia giảm theo từng người, nếu người tạng nóng tăng thêm vị mát bổ âm. Người tạng hàn tăng thêm vị ấm. Nếu khó ngủ tăng thêm vị an thần. Rượu ngon cần uống có điều độ. Ông cha ta thường nói:“Nhất nhật tam bôi tửu. Bình minh nhất chén trà. Thất nhật nhất nhập thất. Lương y bất đáo gia”, tức lài một ngày nên uống 3 chén rượu,  sáng sớm uống 1 chén trà, 7 ngày nhập phòng một lần nếu người có sinh hoạt điều độ thì có sức khoẻ và niềm vui được lâu dài, không phải cần đến thầy thuốc.

Lương y Nguyễn Văn Sáu (Trung tâm Y tế Bà Rịa)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top