Rối loạn tiêu hóa do bệnh Whipple dễ mất mạng

Bệnh do vi khuẩn Whipple gây tổn thương một cách hệ thống nhiều cơ quan như tiêu hóa, tim mạch, tổn thương khớp, hệ thần kinh… Bệnh diễn biến âm thầm, nếu không chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí tử vong.

Ảnh minh họa.

Vi khuẩn Whipple là loại có hình gậy khá đồng nhất, dài 1 – 2 micromet, rộng 0,2 micromet, có tính chất của khuẩn gr (+). Loại vi khuẩn này hiện vẫn chưa nuôi cấy được mà phải xác định bằng kỹ thuật khuếch đại gen.

Biểu hiện đầu tiên khi khởi phát bệnh là ở cơ quan tiêu hóa. Người bệnh bị rối loạn tiêu hóa nhẹ với các triệu chứng không đặc biệt như chán ăn, trướng bụng, buồn nôn, táo bón. Sau nhiều năm tiến triển thành đau vùng thượng vị, tiêu chảy phân loãng và có mỡ kèm theo gày và sút cân.

Tuy nhiên, khoảng 20 – 25% không có biểu hiện ở cơ quan tiêu hóa mà các  triệu chứng tại khớp, thần kinh, tim mạch…

Người bệnh thấy đau khớp ngoại vi, đôi khi phối hợp viêm cột sống dính khớp, viêm một hoặc nhiều khớp.

Tổn thương thần kinh thường gặp như lú lẫn, liệt nhãn cầu, rối loạn nhìn, hội chứng suy tuyến yên. Tim mạch có thể viêm màng ngoài tim, viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, đôi khi có tổn thương cơ tim, viêm động mạch…

Ngoài ra, tùy theo mức độ bệnh có thể gặp các tổn thương khác như sạm da, nốt dưới da, tràn dịch màng phổi, viêm thận kẽ, viêm màng bồ đào, viêm giác mạc, viêm xuất huyết võng mạc…

Việc chẩn đoán bệnh thường khó khăn. Nếu được chẩn đoán sớm và điều trị kháng sinh phù hợp (thường là kháng sinh có thể qua được hàng rào máu não) giảm tiên lượng tử vong và chữa lành phần lớn bệnh nhân.

Tuy nhiên, sau điều trị bệnh nhân cần theo dõi để phát hiện tái phát.

BS Tuấn Anh

(Bệnh viện K)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top