Rau ngổ chữa rối loạn tiêu hóa

Rau ngổ thường mọc hoang ở các ao hồ, ven suối. Nếu trồng thì cây dễ sống, không mất nhiều công chăm bón. Rau ngổ làm rau ăn sống, gia vị, đồng thời có tác dụng chữa bệnh.

Rau ngổ chữa rối loạn tiêu hóa

Rau ngổ có tên khoa học là Enhydra fluc tuans Lour, thuộc họ Cúc Asteraceae (compositae). Rau lan nhanh, dài 70 – 80cm, sống nổi trên mặt nước. Lá nhỏ, có hoa trong lưỡng tính hình ống, tràng hoa xẻ 5 răng. Trong rau ngổ có 93% là nước, 2,1% protein, 1,2% gluxit, 2,1% xenluloza. Ngoài ra, rau ngổ còn có caroten, vitamin nhóm B, C và có tinh dầu mùi thơm dễ chịu.

Đây là loại rau thông dụng dùng ăn sống như trong món tái bê, hoặc dùng trong một số món cuốn. Theo y học cổ truyền, rau có tác dụng trị bệnh rối loạn tiêu hóa, ăn không tiêu, bụng đầy ậm ạch. Trường hợp bụng chướng, khó tiêu, có thể dùng rau ngổ sắc uống ngày 15 – 20g.

Ngoài việc chứa rối loạn tiêu hóa, rau ngổ còn chữa bệnh nôn ra máu hay băng huyết ở phụ nữ sau sinh. Nước sắc rau ngổ (sắc đặc) cũng có tác dụng cầm máu. Dùng rau ngổ giã nhỏ đắp vào vết thương viêm đau sưng tấy sẽ thấy có tác dụng tiêu viêm, giảm đau.

BS Vũ Đức Quang

(Bệnh viện Châm cứu T.Ư)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top