Rối loạn tăng hoạt động, giảm chú ý

Hỏi: Con tôi bị rối loạn tăng hoạt động, giảm chú ý. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng có thể xác định cụ thể được không?

Đặng Hồng Anh (Hà Nội)

Cha mẹ cần chú ý quan sát trẻ

BSCKII Nguyễn Minh Tuấn, Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia cho biết:

Trẻ con luôn luôn hiếu động. Tuy nhiên, điều quan trọng là hiếu động ở mức nào thì được coi là bình thường, còn mức nào thì bị coi là tăng động giảm chú ý. Có rất nhiều cha mẹ vẫn còn mơ hồ về chứng bệnh này, có những đứa trẻ quá hiếu động, không bao giờ ngồi yên hay tập trung làm gì, nhưng bố mẹ chúng lại nghĩ đó là điều rất bình thường mà không đưa con đi kiểm tra.

Rối loạn tăng hoạt động, giảm chú ý là một rối loạn thường gặp ở lứa tuổi học sinh cấp 1, chiếm 3-5% học sinh lứa tuổi này. Tỉ lệ mắc bệnh giữa bé trai và bé gái là 5-10 trẻ trai so với 1 bé gái. Như vậy rối loạn chú yếu ở trẻ nam. Đa số các triệu chứng tương đối ổn định ở giai đoạn đầu của lứa tuổi thanh thiếu niên.

Các triệu chứng giảm nhiều và một số mất đi ở các giai đoạn cuối. Đến tuổi trưởng thành ở một số ít bệnh nhân còn lại sót lại một vài triệu chứng. Không xác định được nguyên nhân đặc hiệu hay chủ yếu. Thường là sự kết hợp của các nhân tố thuận lợi, như: tính cách của cha mẹ không phù hợp với trẻ hiếu động, như quản lý kém làm tăng rối loạn; xung đột tâm lý trong gia đình; chấn thương não trong thời kỳ thai sản; suy dinh dưỡng sớm.

Theo Đời sống
Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Thói quen xấu làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông

Cục máu đông, hay còn gọi là huyết khối, nếu xảy ra trong mạch máu của các cơ quan trong cơ thể, nó sẽ tiềm ẩn nhiều rủi ro sức khỏe nguy hiểm và đôi khi có thể đe dọa tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
back to top