Theo y học cổ truyền trên cơ thể con người có 8 mạch, trong đó có hai mạch quan trọng nhất là mạch nhâm và mạch đốc. Mạch nhâm có vai trò rất quan trọng trong vận hành khí huyết ở phần âm của cơ thể (vùng bụng ngực). Mạch đốc có nghĩa là chỉ huy, cai trị, thâu tóm tất cả các kinh dương, vì thế có tên “bể của các kinh dương”.
Mạch Nhâm hội khí của 3 kinh âm ở chân: Trung quản là huyệt hội của khí Thái âm; Huyệt Ngọc đường là huyệt hội của khí Quyết âm; Huyệt Liêm tuyền là huyệt hội của khí Thiếu âm và điều hòa phần trước của cơ thể; mạch Âm kiểu điều hòa phần trước của bụng.
Mạch Nhâm khởi lên từ Thận, đến vùng Hội âm tại huyệt Hội âm, chạy vòng ngược lên xương vệ, qua huyệt Quan nguyên, theo đường giữa bụng ngực lên mặt đến hàm dưới tại huyệt Thừa tương. Từ huyệt Thừa tương có những mạch vòng quanh môi, lợi rồi liên lạc với mạch Đốc tại huyệt Ngân giao. Cũng từ huyệt Thừa tương xuất phát 2 nhánh đi lên 2 bên đến huyệt Thừa khấp rối đi sâu vào trong mắt.
Do những đặc điểm phân bố trên mà những rối loạn của sinh dục – tiết niệu là những chỉ định điều trị của mạch Nhâm. Vì vậy, khi khi mạch Nhâm rối loạn, sẽ có biểu hiện: đau tức vùng bụng dưới, hơi dồn từ dưới lên gây đau thắt lưng, đau trước vùng thấp kèm xuất hạn mồ hôi; mồ hôi xuất ra, người bệnh khát nhiều…Ở nam: co rút bìu, đau tinh hoàn, tinh hoàn ứ nước. Ở nữ: khí hư, rối loạn kinh nguyệt, hiếm muộn….
LY Tống Thị Bích Thủy (Hội Đông Y Hà Nội)