<p>Mỗi lều, mỗi ghe dù không gian chưa đầy chục mét vuông nhưng đó là nơi định cư của 2 - 3 thế hệ. Công việc chính của họ là đánh bắt cá, tôm, cua, ốc bán cho thương lái vận chuyển về các chợ lớn tiêu thụ.</p> <p>Niềm vui dâng tràn khi chuyến “ra khơi” đầy sản vật, nhưng cũng chất chứa nỗi buồn trong những ngày sống xa quê, giông gió và bị trộm khoắng hết ngư lưới cụ.</p> <div> <div style="text-align: center;"><img alt="Những xóm du cư mùa nước nổi - Ảnh 1." src="https://khds.1cdn.vn/2018/10/29/photo-1-15407083175781345622142.jpg" title="Những xóm du cư mùa nước nổi - Ảnh 1." /></div> <div> <p data-placeholder="[nhập chú thích]" style="text-align: center;"><em>Xóm lều chùa Cô, nơi có hơn 30 nhân khẩu định cư.</em></p> </div> </div> <p><strong>XÓM NHÀ CHẠY LŨ</strong></p> <p>Hoàng hôn rải những tia nắng cuối ngày xuống cách đồng biên giới, chúng tôi tìm về xóm lều ven sông Vĩnh Hội Đông. Nơi đây còn được bao bọc bởi cánh đồng ngập nước trắng xóa.</p> <p>Ngồi trên võng hướng về cách đồng với đôi mắt xa xăm, cụ Đỗ Thị Quắn (79 tuổi, ngụ ấp Phú Nhơn, xã Phú Hội, huyện An Phú, An Giang) cho biết: “Gia đình kéo lên bờ kênh cất lều ở hơn 2 tháng nay. Hàng ngày, vợ chồng sống bằng việc đặt 4 cái dớn bắt cá, tép đổi gạo, bởi ngày cũng kiếm được 10 – 15kg (5 ngàn đồng/kg).</p> <p>Tuy nhiên, hơn tháng nay lũ lên bất thường và dâng cao dớn bị ngập nên chỉ còn cách đi xin gạo ăn qua ngày. Cả nhà cất lều ở vì không có tiền mua nền di dời”.</p> <div> <div style="text-align: center;"><img alt="Những xóm du cư mùa nước nổi - Ảnh 2." src="https://khds.1cdn.vn/2018/10/29/photo-1-15407083220062016306095.jpg" title="Những xóm du cư mùa nước nổi - Ảnh 2." /></div> <div> <p data-placeholder="[nhập chú thích]" style="text-align: center;"><em>Mùa nước nổi là mùa làm ăn của người dân du cư.</em></p> </div> </div> <p>Xóm lều chùa Cô có 7 gia đình với hơn 30 nhân khẩu. Họ sống dựa vào nghề giăng câu, đặt lọp cá lóc, lọp cua phía nước bạn.</p> <p>Ông Phan Văn Hạnh (49 tuổi) kể, gia đình trước đây ở xã Vĩnh Hội Đông và đến Phú Hội định cư ngót ngét 16 năm. Gia đình là hộ nghèo, cả gia đình sống bằng nghề vác lúa thuê. Đến mùa nước nổi, cha con ông qua Campuchia giăng câu. Do nhà cất ở vùng trũng, gần sông nên mùa nước về là bị cô lập, khiến gia đình phải… chạy lũ.</p> <p>Cách nay 1 năm, đi giăng cầu về bất ngờ giông gió nổi lên đánh sập căn nhà mới cất khiến toàn bộ tài sản và giấy tờ gia đình ông Hạnh trôi theo dòng nước. Trước cảnh tiến thoái lưỡng nan, gia đình đành dọn lên bờ đê dựng lều ở kiểu du cư.</p> <div> <div style="text-align: center;"><img alt="Những xóm du cư mùa nước nổi - Ảnh 3." src="https://khds.1cdn.vn/2018/10/29/photo-2-15407083220081342275721.jpg" title="Những xóm du cư mùa nước nổi - Ảnh 3." /></div> <div> <p data-placeholder="[nhập chú thích]" style="text-align: center;"><em>Xóm nhà chạy lũ ở xã Phú Hội.</em></p> </div> </div> <p>“Thấy hoàn cảnh của gia đình, địa phương vận động nhà tài trợ cho tiền cất cho căn nhà mới nhưng cách nay 20 ngày lại bị đánh sập lần nữa. Hôm đó tôi nhớ vừa đến nhà con sóng cao kéo tới, hai cha con liền chạy qua nhà người anh ẩn nấp. Sau 2 tiếng đồng hồ, con sóng cuốn đi tài sản, gà, vịt và nơi cất nhà chỉ còn một vùng nước mênh mông”, ông Hạnh kể lại.</p> <p>Ngồi buồn trong căn nhà ngập nước vì trời chuyển mưa không thể sang Campuchia đánh bắt, ông Phan Văn Hồng (51 tuổi) cho hay: “Gia đình sống bằng nghề hạ bạc. Hàng ngày, cha con đi đặt 100 cái lọp cua kiếm sống qua ngày.</p> <p>Cuộc sống xóm này khó khăn lắm, vì mùa nước nổi là chạy lũ, bỏ nhà lên chùa Cô dựng lều ở đến tháng khô mới về. Ban đêm mỗi nhà chỉ để lại 1 người giữ ngư cụ bởi bỏ đi hết là bị trộm. Sống tạm bợ nên nhiều khi đang ngủ gặp gió chướng tất cả phải leo lên cây đeo bám”.</p> <div> <div style="text-align: center;"><img alt="Những xóm du cư mùa nước nổi - Ảnh 4." src="https://khds.1cdn.vn/2018/10/29/photo-3-1540708322009908221987.jpg" title="Những xóm du cư mùa nước nổi - Ảnh 4." /></div> <div> <p data-placeholder="[nhập chú thích]" style="text-align: center;"><em>Người dân du cư đi đổ lọp cua.</em></p> </div> </div> <p><strong>XÓM XÀ DI VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI</strong></p> <p>Trên những cánh đồng ngập nước, rất nhiều chiếc ghe, xuồng neo lại gần nhau thành những xóm nhỏ. Từ xa nhìn lại đó chỉ là những chỉ ghe mỏng manh nhưng trên đó vô vàn là những cảnh đời, số phận. Kiếm tìm sinh kế họ phải di chuyển bởi nguồn thủy sản không còn dồi dào như trước.</p> <p>Những ngày cuối tháng 10, lang thang vùng Đồng Tháp Mười chúng tôi bắt gặp những xóm xà di (dụng cụ bắt cá rô được làm bằng tre) như thế. Những xóm này ít vài ba ghe, còn nhiều lên đến gần 20 chiếc đậu dọc Quốc lộ 62.</p> <div> <div style="text-align: center;"><img alt="Những xóm du cư mùa nước nổi - Ảnh 5." src="https://khds.1cdn.vn/2018/10/29/photo-4-15407083220092060438722.jpg" title="Những xóm du cư mùa nước nổi - Ảnh 5." /></div> <div> <p data-placeholder="[nhập chú thích]" style="text-align: center;"><em>Một góc xóm xà di.</em></p> </div> </div> <p>Chị Nguyễn Thị Kiều Trang (28 tuổi, quê huyện Châu Phú, An Giang) đang ngồi cùng đứa con nhỏ trong chiếc ghe lắc lư theo từng cơn sóng cho biết, gia đình ở xã Bình Chánh nhưng mùa nước nổi tràn về, cả nhà quyết định ngược lên huyện Tân Thạnh (Long An) kiếm cơm.</p> <p>Từ sáng sớm, chồng chị đã băng qua huyện Thủ Thừa để đặt xà di, còn chị với đứa nhỏ quanh quẩn coi ghe. “May mắn mùa nước nổi bây giờ cái gì kiếm được cũng có giá. Mỗi ngày gia đình có thu nhập từ 500 – 700 ngàn đồng từ tiền bán cá rô. Mùa đánh bắt kéo dài đến nửa tháng 11 âm lịch”, chị này cho hay.</p> <div> <div style="text-align: center;"><img alt="Những xóm du cư mùa nước nổi - Ảnh 6." src="https://khds.1cdn.vn/2018/10/29/photo-5-1540708322010893288381.jpg" title="Những xóm du cư mùa nước nổi - Ảnh 6." /></div> <div> <p data-placeholder="[nhập chú thích]" style="text-align: center;"><em>Chiếc ghe tam bản là nơi định cư của gia đình chị Trang với 3 thế hệ.</em></p> </div> </div> <p>Theo chị Trang, những xóm xà di định cư ở vị trí thuận tiện nên sản phẩm bắt được đều cân trong ngày cho thương lái. Mùa nước vợ chồng chị đặt xà di, còn mùa khô về mua tre làm ngư cụ bán. Gia đình chị đến đây định cư đã gần 3 tháng. Chiếc ghe chị đang ngồi đảm nhận chỗ ở cho gia đình 3 thế hệ.</p> <p>“Mùa nước kiếm tiền dễ hơn nhưng cuộc sống dưới ghe gò bó lắm! Chiếc ghe này gia đình phải chia làm 2 khu vực, một là vợ chồng cùng đứa con, còn lại cha mẹ chồng. Những chỗ đậu ghe là mối quen nhưng chúng tôi phải cho cá hoặc uống nước tại quán”, chị Trang cho hay.</p> <div> <div style="text-align: center;"><img alt="Những xóm du cư mùa nước nổi - Ảnh 7." src="https://khds.1cdn.vn/2018/10/29/photo-6-1540708322010586973156.jpg" title="Những xóm du cư mùa nước nổi - Ảnh 7." /></div> <div> <p data-placeholder="[nhập chú thích]" style="text-align: center;"><em>Một bé trai phụ người nhà phơi xà di.</em></p> </div> </div> <p>Từ trên cao nhìn xuống xóm xà di gần chục ghe bập bềnh trên sông thấy mà nao lòng. Cạnh đó là vài bộ quần áo trẻ con buộc túm trên cọc tràm bay phất phơ trong gió. Thường những xóm ghe này không ở lâu một địa điểm nhất định, mà di chuyển theo con nước.</p> <p>Sau nửa ngày đi đồng về khoang xuồng đầy cá, ông Nguyễn Văn Thảo (58 tuổi) cười bảo: “Hầu hết những ghe này là của những người dân nghèo, chuyên sống nghề hạ bạc.</p> <p>Ngày xưa, mùa nước nổi nguồn thủy sản dồi dào người dân chẳng cần đi xa, còn bây giờ cạn kiệt phải đi xa mới có ăn. Thế nên, nhiều người dân ở Châu Phú, Chợ Mới (An Giang) hay Tam Nông, Tràm Chim (Đồng Tháp)… làm nghề con cá cũng người lên miệt này để đánh bắt”.</p> <div> <div style="text-align: center;"><img alt="Những xóm du cư mùa nước nổi - Ảnh 8." src="https://khds.1cdn.vn/2018/10/29/photo-7-1540708322011952030510.jpg" title="Những xóm du cư mùa nước nổi - Ảnh 8." /></div> <div> <p data-placeholder="[nhập chú thích]" style="text-align: center;"><em>Vợ chồng ông Chín Dinh cân cá cho thương lái.</em></p> </div> </div> <p>Họ tụ lại thành xóm để nương náu, giúp đỡ nhau khi cần cũng như đỡ buồn hơn khi xa quê. Gia đình ông Thảo tận miệt Châu Phú, cách nay 4 tháng, gia đình ông giong ghe lên đây định cư. Theo lão nông này, từ khi 13 tuổi ông đã làm nghề xà di, nên mỗi mùa nước nổi tràn đồng là lại chở đồ nghề đi đặt. Những con cá rô, lươn, cá lóc là một phần cuộc đời ông.</p> <p>“Lúc đầu tôi định vị là huyện Tân Hưng, nào ngờ nước quá sâu đành trôi dạt xuống tận đây. Việc người dân chọn định cư gần các tuyến lộ bởi có nhiều thương lái, bán giá được cao và không sợ ế hàng. </p> <p>Năm nay cá bắt được cũng nhiều hơn và có giá hơn năm rồi. Mỗi mùa nước nổi đánh bắt được 4 tháng và chỉ có việc quan trọng mới tranh thủ về nhà. Nghề này phải đi tứ xứ, năm ít cũng 2 điểm còn nhiều phải 5 – 7 điểm”, ông Thảo bộc bạch.</p> <p>Trước đây, vợ chồng ông Thảo có chiếc ghe tam bản 2 tấn, nhưng từ ngày có cháu nhỏ quyết định sắm chiếc ghe 5 tấn. “Tôi có 3 người con nhưng 2 đứa dốt còn lại cũng chỉ học hết lớp 3 rồi nghỉ. Bây giờ làm nghề cá cũng đủ sống qua ngày. Nghề này cực lắm vì làm tối ngày ướt mình chỉ về tới ghe mới mặc được đồ khô. Hễ ướt mình còn tiền còn khô là hết sạch”, vợ ông Thảo tâm sự.</p> <div> <div style="text-align: center;"><img alt="Những xóm du cư mùa nước nổi - Ảnh 9." src="https://khds.1cdn.vn/2018/10/29/photo-8-15407083220121273269396.jpg" title="Những xóm du cư mùa nước nổi - Ảnh 9." /></div> <div> <p data-placeholder="[nhập chú thích]" style="text-align: center;"><em>Mỗi ký cá rô bán được 25 ngàn đồng nhưng được cái bắt số lượng nhiều.</em></p> </div> </div> <p>Cạnh ghe ông Thảo là ghe của vợ chồng ông Chín Dinh. Sau khi cân số cá bắt được cho thương lái, ông Dinh khoe: “Nay cha con cân tổng cộng được 62kg cá rô được 1,5 triệu đồng.</p> <p>Hết mùa lũ người con thứ hai và ba sẽ đi làm hồ, còn vợ chồng tiếp tục làm đồ nghề chuẩn bị cho mùa lũ sắp tới. Kết thúc mùa nước cũng kiếm được 50 triệu đồng đem về trả nợ và xoay xở mùa khô. Xóm ghe ngày một ít vì bị lấy trộm ngư cụ nhiều gia đình quyết định đi thành phố”.</p> <p><strong>XÓM LỌP VÀM CỎ TÂY</strong></p> <p>Có lẽ không còn bình dị được hơn nữa đối với cộc sống của những người dân xóm lọp cá lóc Vàm Cỏ Tây (huyện Mộc Hóa, Long An). Họ sống quây quần cùng nhau.</p> <p>Năm, bảy gia đình từ nơi khác chuyển đến cất lên những căn nhà, lều, ghe nhỏ xíu tạm bợ cạnh nhánh sông. Điều kiện sống thiếu thốn bởi phải xài nước sông, đèn dầu. Do vậy, trẻ con nơi đây phần lớn là thất học.</p> <div> <div style="text-align: center;"><img alt="Những xóm du cư mùa nước nổi - Ảnh 10." src="https://khds.1cdn.vn/2018/10/29/photo-9-15407083220121980490540.jpg" title="Những xóm du cư mùa nước nổi - Ảnh 10." /></div> <div> <p data-placeholder="[nhập chú thích]" style="text-align: center;"><em>Một góc xóm lọp cá lóc Vàm Cỏ Tây.</em></p> </div> </div> <p>Vợ chồng ngồi trong chiếc trại tạm bợ, ông Lương Văn Be (62 tuổi) cho biết: Vợ chồng quê ở xã Phú Xuân (huyện Phú Tân, An Giang). Do gia đình không đất vườn và là hộ nghèo nên cách nay 15 năm, cứ mùa nước nổi là lên vùng Mộc hóa để đặt lọp cá lóc.</p> <p>Mùa nước năm nay, vợ chồng vay 10 triệu đồng và bỏ công làm được 300 cái lọp, rồi thuê ghe chở luôn chiếc vỏ lãi lên nhà ông Tám Chiến (xã Bình Phong Thạnh) định cư. Để hạn chế chi phí ông cùng 5 người khác hùn lại thuê ghe kéo đi.</p> <div> <div> <ul class="kbwscwlr-list"> <li class="kbwscwlrl" data-avatar="http://sohanews.sohacdn.com/zoom/50_50/2017/photo1506843584902-1506843585487-0-0-298-480-crop-1506843603831.jpg" data-id="20171001144158975" data-title="B%E1%BA%ABy%20chu%E1%BB%99t%20%C4%91%E1%BB%93ng%20m%C3%B9a%20n%C6%B0%E1%BB%9Bc%20n%E1%BB%95i%2C%20thu%20150.000%20-%20200.000%20%C4%91%E1%BB%93ng%2Fng%C3%A0y" data-url="http://soha.vn/bay-chuot-dong-mua-nuoc-noi-thu-150000-200000-dong-ngay-20171001144158975.htm"> <h3>Bẫy chuột đồng mùa nước nổi, thu 150.000 - 200.000 đồng/ngày</h3> </li> </ul> </div> </div> <p>“Vợ chồng lớn tuổi rồi làm gì cũng không ai mướn nên phải đeo theo cái nghề này kiếm cơm. Đặt tuy có cực mà được cái tự do, muốn nghỉ là nghỉ. Dù vậy sống ở xứ người buồn lắm vì 6 – 7 tháng mới về quê.</p> <p>Địa điểm đặt là những cánh đồng tràm, mỗi ngày cũng kiếm được 3 – 5kg cá lóc (70 ngàn đồng/kg). Thế nhưng mất 2 – 3 cái lọp coi như ngày đó làm không công. Nghề hạ bạc này thấy vậy chứ ăn trước trả sau, xong vụ về trả nợ và hết nợ lại tiếp tục vay để ăn”.</p> <div> <div style="text-align: center;"><img alt="Những xóm du cư mùa nước nổi - Ảnh 12." src="https://khds.1cdn.vn/2018/10/29/photo-10-154070832201348093140.jpg" title="Những xóm du cư mùa nước nổi - Ảnh 12." /></div> <div> <p data-placeholder="[nhập chú thích]" style="text-align: center;"><em>Người dân đổ lọp dọc theo cánh rừng tràm.</em></p> </div> </div> <p>Sống trong chiếc trại chưa đầy chục mét vuông được cất tạm bợ nên thường xuyên bị “Quận Gió” đánh thức. Bà Dương Thị Bé (vợ ông Be) kể: “Cách nay 1 tuần, trận dông lốc làm căn lều bị tốc mái, đồ đạc ướt sạch phải đi mua bạt về căng lại. Những lần như vậy vợ chồng thức trắng mấy hôm”.</p> <p>Cách trại ông Be vài bước chân là chiếc trẹt của gia đình anh Dương Văn Lai. Anh này cho biết: “Mọi năm tháng này giàn lọp 120 cái sẽ bắt được từ 18 – 20kg cá lóc. Tuy nhiên năm nay có nước không có cá, giàn lọp chỉ đổ được 6 – 7kg. Việc lượng cá hạn chế do nạn xúc ròng ròng (cá lóc con). Mỗi người đi xúc được cả chục ký/ngày.</p> <div> <div style="text-align: center;"><img alt="Những xóm du cư mùa nước nổi - Ảnh 13." src="https://khds.1cdn.vn/2018/10/29/photo-11-1540708322014881643149.jpg" title="Những xóm du cư mùa nước nổi - Ảnh 13." /></div> <div> <p data-placeholder="[nhập chú thích]" style="text-align: center;"><em>Anh Lai với chiến lợi phẩm của mình.</em></p> </div> </div> <p>Ngoài việc thất thu nguồn cá còn bị mất lọp, nếu có phát hiện cũng không dám nói. Mỗi lần mất chúng tôi tự ai ủi: “Mất nữa đi cho khỏe bản thân tao”, bởi nếu chửi thề đến mỏi miệng cũng không hết”.</p> <p>Theo lời anh Lai, dân ở vùng Đồng Tháp Mười rất ít người biết làm lọp, đặt cá lóc dẫn đến tình trạng mất ngư cụ diễn ra thường xuyên. Việc gia đình chọn sống trong chiếc trẹt bởi có thể di chuyển đi nơi khác.</p> <p>Qua tìm anh Lai uống nước trà, anh Lê Văn Trung hài hước: “Ngày nào không đi đồng là không mất lọp, còn đi là ít 2 cái, nhiều là 7 cái. Đầu vụ làm được 400 cái nhưng đến nay chỉ còn lại 300 cái”.</p> <p>Trước đây, anh Trung sống bằng nghề làm ruộng nhưng từ ngày lập gia đình đã học cha vợ làm nghề lọp cá lóc. Cứ 4 giờ sáng là vợ chồng anh thức dậy nấu cơm, chuẩn bị đồ nghề rồi sang những cánh đồng tràm để đặt lọp. Do chịu khó đi đồng xa và học hỏi nên lượng cá bắt được cũng nhiều hơn so với những hộ khác.</p> <p>“Sống xứ người buồn lắm vì không đi đâu được cả, còn ở quê chiều anh em còn quây quần lại trò chuyện, uống trà… Do vậy chưa được 8 giờ tối là đã vô mùng đi ngủ hết”.</p> <div> <div style="text-align: center;"><img alt="Những xóm du cư mùa nước nổi - Ảnh 15." src="https://khds.1cdn.vn/2018/10/29/photo-12-15407083220151909015987.jpg" title="Những xóm du cư mùa nước nổi - Ảnh 15." /></div> <div> <p data-placeholder="[nhập chú thích]" style="text-align: center;"><em>Nhiều đứa trẻ xóm du cư nghỉ học từ rất sớm.</em></p> </div> </div> <p>Theo nhiều người dân xóm lọp, do việc sống xa xứ, hoàn cảnh khó khăn nên con cái của họ đa phần là không biết chữ hoặc học chưa hết cấp 1. Lớn lên, những đứa trẻ này tiếp tục cái nghề và cứ nối tiếp 2, 3 thế hệ và lại sống quanh quẩn trong những căn lều tạm bợ!</p>
- TỔNG THỐNG MỸ DONALD TRUMP
- DONALD TRUMP LÀM TỔNG THỐNG MỸ
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Những xóm du cư mùa nước nổi
Dọc theo những con đê quốc phòng và các tuyến kênh lớn, thỉnh thoảng lại gặp nhiều xóm lều, xóm ghe mọc san sát nhau, được gọi là “xóm du cư mùa nước nổi”.
Theo soha.vn
Video: Hú hồn cảnh 4 xe ô tô va chạm liên hoàn tại giao lộ
Video: Giải cứu 11 người mắc kẹt trong đám cháy tại một tiệm bánh ở TP Thủ Đức
Phương tiện mang phù hiệu phục vụ SEA Games 31 được miễn phí qua trạm BOT
Nóng: Va chạm xe con lật ngửa trên cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội)
Video Tai nạn liên hoàn kinh hoàng trên cao tốc
Khoảnh khắc các đồng nghiệp khóc nấc tại tang lễ Vũ Ngọc Phượng
Nhiều đồng nghiệp thân thiết đã khóc nấc tại đám tang cố đạo diễn Vũ Ngọc Phượng. Sự ra đi của đạo diễn Vũ Ngọc Phượng khiến cho đông đảo bạn bè, đồng nghiệp đều xót xa.
Video: Nhầm chân ga, xe bán tải lao thẳng vào trong xe buýt
Sự việc xảy ra tại Thành phố Syracuse, New York, Mỹ.
Hà Nội: Chính thức có phố Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ
Ngày 12/3, UBND quận Cầu Giấy (Hà Nội) tổ chức lễ gắn biển tên 4 tuyến phố gồm: Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ, Nguyễn Như Uyên, Nguyễn Bá Khoản.
Võ sĩ gốc Việt Thành Lê hạ knock-out đối thủ, bảo vệ đai vô địch MMA thế giới
Trận tranh đai vô địch hạng lông của ONE Championship giữa Thành Lê và kẻ thách thức Garry Tonon chỉ kéo dài chưa đầy 1 phút. Phần thắng thuộc về Thành Lê và võ sĩ gốc Việt tiếp tục bảo vệ thành công đai vô địch.
Video: Đang sạc, xe điện bùng cháy tan nát
Vụ tai nạn xảy ra trong một con ngõ nhỏ ở Phật Sơn, Quảng Đông, Trung Quốc hôm 9/3 vừa qua.
Tu bổ di tích Tháp Chăm nghìn năm tuổi bằng... bê tông
Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT-DL) vừa có văn bản đề nghị Sở VH-TT tỉnh Bình Định kiểm tra việc thi công không đảm bảo nội dung đã được chấp thuận tại công trình tu bổ và phát huy giá trị di tích tháp Bánh Ít.
Tối nay, U23 Việt Nam có 16 cầu thủ đá trận chung kết với U23 Thái Lan
Vào lúc 19h30 hôm nay, 26/2, trận chung kết U23 Đông Nam Á giữa U23 Việt Nam và U23 Thái Lan sẽ được Đài THVN trực tiếp trên kênh VTV6.
Du khách ùn ùn đổ về chùa Phật Tích, xếp hàng dài gần 1 km
Tuy chính quyền tỉnh Bắc Ninh đã ra thông báo ngừng tổ chức các hoạt động lễ hội trên địa bàn tỉnh trong dịp tết Nguyên Đán 2022, nhưng lượng du khách về tham quan, dâng lễ đầu năm tại chùa Phật tích vẫn rất đông, dòng người xếp hàng dài gần 1km.
HLV Trung Quốc: Tôi thất vọng với kết quả này
HLV Li Xiaopeng trả lời truyền thông sau khi Trung Quốc thua Việt Nam 1-3 ở vòng loại thứ ba World Cup 2022 vào tối nay.
Video: Tuyển Việt Nam khai xuân tuyệt vời, "ăn" Trung Quốc 3 - 1
Tiếp đón đội tuyển “tỉ dân” trên sân Mỹ Đình là cơ hội để thầy trò Park Hang-seo đặt mục tiêu 3 điểm.
Nếu thắng Trung Quốc chiều nay, tuyển Việt Nam sẽ trở lại top 100 thế giới
Nếu giành chiến thắng trong trận đấu 19h chiều nay (1/2) với đội tuyển Trung Quốc, đội tuyển Việt Nam sẽ lần đầu tiên có điểm tại vòng loại thứ ba World Cup, và trở lại top 100 bảng xếp hạng bóng đá thế giới của FIFA.