Những sai lầm khi sơ cứu nạn nhân tai nạn giao thông

Để sẵn sàng giúp đỡ người tai nạn giao thông, bạn cần nắm vững những nguyên tắc sơ cứu quan trọng cũng như một số lưu ý cần tránh.
Nhung sai lam khi so cuu nan nhan tai nan giao thong hinh anh 1

Nếu bị thương trong vụ tai nạn, bạn nên làm gì đầu tiên?

  • Tự kiểm tra mình
  • Kiểm tra những người cùng xảy ra va chạm
  • Kiểm tra độ hư hỏng của phương tiện

Theo bác sĩ Lương Quốc Chính, Bệnh viện Bạch Mai, nếu bạn bị thương trong vụ tai nạn, đầu tiên hãy tự kiểm tra mình xem có bị thương tích hay không. Hãy nhớ rằng bạn cần phải có đủ sức khỏe thì mới có thể giúp đỡ người khác.

Nhung sai lam khi so cuu nan nhan tai nan giao thong hinh anh 2

Cần khẩn cấp bế, cõng nạn nhân tai nạn vào viện sớm nhất?

  • Đúng
  • Sai

Bác sĩ Nguyễn Tiến Văn, Trưởng khoa Ngoại chấn thương, Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp, cho biết sai lầm thường gặp nhất, cũng là phản xạ tự nhiên của nhiều người khi thấy người bị nạn, đó là tập tức bế vác, cõng nạn nhân vào viện. Trong khi đó, một số trường hợp như gãy chi thể lại không được nẹp giữ hay gãy cột sống không được cố định khiến nạn nhân càng thương tổn nặng nề hơn, dẫn đến bị liệt toàn thân, thậm chí dẫn tới tử vong.

Nhung sai lam khi so cuu nan nhan tai nan giao thong hinh anh 3

Người bị tai nạn giao thông vẫn tỉnh táo, không chảy máu có nên đưa ngay tới viện?

  • Không

Theo bác sĩ Văn, với người bị tai nạn giao thông mà vẫn hoàn toàn tỉnh táo, không chảy máu, thậm chí đứng dậy được, không nên đưa ngay người bệnh đến viện, hãy để bệnh nhân nằm nghỉ theo dõi nhịp thở.

Nhung sai lam khi so cuu nan nhan tai nan giao thong hinh anh 4

Sai lầm nào khiến nạn nhân bị gãy xương thêm nguy hiểm?

  • Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm, nẹp tạm thời chỗ gãy xương
  • Kéo, nắn chỗ gãy về vị trí ban đầu trước khi đến viện
  • Hạn chế di động xương để người bệnh đỡ đau

Lúc này, bạn không nên tác động vào vết gãy, vì tất cả những can thiệp đó có thể làm cho xương bị di lệch thêm. Tuyệt đối không kéo, nắn xương cho bệnh nhân. Hãy đặt bệnh nhân tư thế nằm và nên nẹp tạm thời chỗ xương gãy lại, dù có thể không biết nẹp đúng quy cách, nhưng sẽ hạn chế di động của xương và để người bệnh đỡ đau, sau đó đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện.

Nhung sai lam khi so cuu nan nhan tai nan giao thong hinh anh 5

Trường hợp bệnh nhân chảy máu nên sơ cứu như thế nào?

  • Băng garo ngay lập tức
  • Lấy một cục bông đè mạnh vào vết thương

Theo bác sĩ Tiến Văn, trong trường hợp thấy người bệnh chảy máu, hãy cầm máu cho bệnh nhân trước khi đưa tới viện, bằng cách lấy một cục bông đè mạnh vào vết thương - động tác rất đơn giản nhưng cầm máu hiệu quả.

Nhung sai lam khi so cuu nan nhan tai nan giao thong hinh anh 6

 Hành động này có thể khiến nạn nhân tổn thương cột sống cổ tử vong:

  • Dùng khăn mềm, giấy báo, quần áo đặt sát vào vùng đầu, cổ, thân mình nạn nhân
  • Giữ ấm toàn thân cho nạn nhân
  • Di chuyển nạn nhân, cúi gập đầu, cổ

Theo bác sĩ Lương Quốc Chính, luôn phải nghi ngờ có tổn thương cột sống cổ nếu cổ nạn nhân ở tư thế bất thường hoặc nạn nhân hôn mê. Bạn không được di chuyển nạn nhân. Gọi sự giúp đỡ ngay lập tức. Điều này có nghĩa cổ nạn nhân có thể đã bị “gãy”, nếu di chuyển gây hại hơn là có lợi.

Nhung sai lam khi so cuu nan nhan tai nan giao thong hinh anh 7

Nạn nhân có thể sặc phổi nếu:

  • Cho ăn, uống nước
  • Hô hấp sai cách
  • Cõng trên lưng

Không đưa bất cứ thứ gì vào miệng nạn nhân như nước uống, thức ăn hoặc các loại nước hoa quả khác vì nó có thể khiến nạn nhân bị sặc phổi.

Nhung sai lam khi so cuu nan nhan tai nan giao thong hinh anh 8

Nạn nhân cần được vận chuyển trên:

  • Võng
  • Cáng, tấm bảng cứng
  • Bất cứ vật dụng gì có ở thời điểm xảy ra tai nạn

Bác sĩ Chính cho hay nạn nhân cần được vận chuyển trên cáng hoặc tấm bảng cứng. Điều này rất quan trọng vì làm giảm đáng kể các cử động mà nạn nhân phải chịu đựng để từ đó tránh được việc các tổn thương của nạn nhân xấu đi hơn.

Nhung sai lam khi so cuu nan nhan tai nan giao thong hinh anh 9

Nếu đường thở nạn nhân tắc nghẽn, bạn cần: 

  • Móc ngay đất, cát, đờm dãi, răng giả, dị vật,...
  • Giữ nguyên tình trạng đưa tới bệnh viện
  • Cho uống nhiều nước để làm trôi vật gây tắc nghẽn

Nếu đường thở nạn nhân bị tắc nghẽn do đất, cát, răng giả, đờm dãi... phải móc ngay ra. Người bệnh không thở được phải hô hấp nhân tạo.

Theo news.zing.vn
back to top