“Những người kéo chân là những người dũng cảm”

(khoahocdoisong.vn) - “Những người kéo chân là những người dũng cảm”, đó là lời nhận xét của PGS.TS Lê Văn Đoàn, Viện trưởng Viện Chấn thương - Chỉnh hình, Bệnh viện TƯQĐ 108 khi nói về các ca kéo chi mà ông từng gặp. Ngoài việc phải trải qua các cuộc phẫu thuật thì người đang lành lặn, học tập, lao động bình thường trở thành người bệnh không lao động, sinh hoạt, cần người khác trợ giúp.

Có người “vật nài” xin được kéo chi

Chiều cao trung bình của đàn ông Việt hiện nay là 1,62m, phụ nữ là 1,54m. Tuy nhiên, nhiều người không đạt chiều cao này hoặc không bằng lòng với chiều cao này nên ngày càng có nhiều người muốn kéo dài chân để thực hiện giấc mơ chân dài, tăng tính thẩm mỹ.

Nhất là những “nam thanh, nữ tú”, các bạn trẻ có khi đang du học đã xin bảo lưu 1 năm hoặc vì thấp mà khó xin việc làm, tự ti trong giao tiếp đã thực hiện ca phẫuđể thực hiện giấc mơ của mình. Có những trường hợp được sự đồng thuận của gia đình, nhưng có những trường hợp gặp phải không ít khó khăn khi gia đình không ủng hộ...

Hơn 30 năm trong nghề phẫu thuật chấn thương, chỉnh hình, BS Đoàn còn nhớ một trường hợp nam sinh sống ở Sài Gòn. Cậu T cao 1,65m nhưng vẫn muốn kéo chân. Sau khi thăm khám, tư vấn, cậu tha thiết muốn kéo chân thêm để cao hơn bạn gái khi cô đi giày cao gót. Cuộc phẫu thuật chuẩn bị bắt đầu, BS Đoàn hỏi T có ai chăm sóc thì cậu nói có bạn.

Thấy không ổn, vị bác sĩ này đã khuyên T rằng đây là cuộc phẫu thuật tuy ngắn thời gian, nhưng quá trình tự lao động, sinh hoạt được như bình thường thì khá dài. Nếu là bạn bè liệu họ có thời gian chăm sóc cho mình vài tháng đến cả năm không. Lúc này, T mới cho hay là cậu giấu gia đình thực hiện ca phẫu thuật này.

Vài ngày sau, gia đình T biết chuyện, họ ngăn cản không cho T thực hiện ca phẫu, mặc dù cậu hết lời van xin bác sĩ, muốn một mình chịu trách nhiệm về hành động của mình. Đứng trước sự ngăn cản của gia đình, bác sĩ đã khuyên T không thực hiện kéo chân, nhưng trong lòng T đầy nuối tiếc.

1 năm xương mới liền như bình thường

Quy trình kéo dài chân cũng khá phức tạp, đòi hỏi tính chuyên môn, kỹ thuật cao của các phẫu thuật viên. Khi bác sĩ xác định kéo cẳng chân hay kéo đùi xong sẽ tiến hành mổ cắt đứt cả ống chân, luồn đinh vào trong ống tủy, xuyên đinh qua 2 đầu xương đặt một khung bên ngoài rồi giãn dần.

Mỗi ngày giãn 1mm gồm cả xương, mạch máu, da và cơ. Một cuộc phẫu như vậy, người bệnh mất quãng thời gian khoảng gần 1 năm thì xương mới đầy và cứng chắc như xương bình thường. Tuy chỉ nằm viện từ 5-7 ngày, xong người bệnh đến thăm khám, kiểm tra thường xuyên để bác sĩ đánh giá tốc độ giãn. Tại nhà, bệnh nhân sẽ tự thực hiện kéo giãn. Trên khung có 6 cạnh, mỗi lần bệnh nhân sẽ nhích 1 cạnh. Mỗi ngày nhích 3 lần, tương đương 1mm.

Vậy là để kéo giãn 1cm chi thì cần tới 10 ngày. Khi nào đủ chiều dài như mong muốn thì sẽ dừng lại. Tuy nhiên, mỗi người một cơ địa, và có sức chịu đau khác nhau, nhất là ở tầm 5cm đổ ra thì da, cơ kéo căng sẽ gây đau nhiều, nên thường mọi người kéo dài khoảng 7-8cm. Đợt phẫu thuật này khoảng 100 triệu đồng, chi phí dụng cụ khoảng 20 triệu đồng.

Khi kéo đủ chiều dài swx tháo bỏ khung kéo và khi xương liền tốt thì tháo đinh nội tủy, chi phí cho 2 lần tháo này khoảng 50 triệu đồng nữa. Như vậy tổng hết khoảng 150 triệu đồng. Nhiều người khi thực hiện kéo chi nhưng 5-6 năm sau mới mổ bỏ đinh, thậm chí có người không tháo đinh. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh không nên để một vật lạ lâu trong cơ thể.

Nói về những vết sẹo có thể để lại hoặc dùng giày cao gót sau khi phẫu thuật, BS Đoàn chia sẻ thêm, người kéo chân sẽ có một số sẹo nhỏ từ 1- 4cm, khi xuyên định và mổ cắt xương. Tuy nhiên, theo thời gian, vết sẹo này sẽ mờ dần.

Mọi người nghĩ kéo chân xong là chân sẽ yếu, đi dép, giày cao gót khó khăn. Tuy nhiên, vấn đề này lại ngược lại. Người kéo chân xong, chân khỏe nhưchân bình thường nên vẫn đi giày cao gót bình thường

PGS.TS Lê Văn Đoàn lưu ý: trong quá trình kéo dài chân, tư thế bàn chân luôn phải vuông góc, khớp gối duỗi thẳng, không được co. Nếu không khi tập luyện đi lại sẽ khó khăn. Kéo dài chân cũng có thể gặp một số biến chứng như chân đang lành cắt xương có thể bị nhiễm trùng, tổn thươngt vào mạch máu, thần kinh. Do vậy, đòi hỏi người bệnh cần tìm hiểu kỹ cơ sở và bác sĩ có chuyên khoa tốt để điều trị mang thành công cao.

Theo Đời sống
back to top