Những loại nước uống chống say nắng, giải nhiệt mùa hè

Mùa hè nhiệt độ rất cao nên những người thường xuyên làm việc dưới nắng nóng dễ bị say nắng, say nóng (cảm nắng). Say nóng thường xảy ra vào xế chiều do có nhiều tia hồng ngoại.

Nước mía

Theo y học cổ truyền, nước mía được xếp vào loại thức uống có tính mát, giúp giải nhiệt, giải khát nhanh chóng cho cơ thể. Với những ngày hè oi ả như này, 1 ly nước mía bên cạnh thì thật tuyệt.

Mía tươi cạo vỏ, đẵn khúc ăn tùy ý, hoặc ép thành nước để uống. Dùng cho các trường hợp sốt khô họng, tiểu rắt.

Ảnh minh họa - Ảnh: internet.

Ảnh minh họa - Ảnh: internet.

Nước chanh

Chanh vắt lấy nước, thêm nước sôi nguội, có thể thêm đường, muối tùy ý. Nước chanh có tác dụng chống nắng, chống nóng, giải khát.

Nước chanh có thể giúp bạn loại bỏ các triệu chứng như chóng mặt, buồn nôn do say nắng.

Nước dừa

Nước dừa tự nhiên là một loại nước uống có tác dụng giải khát và bổ dưỡng. Các khoáng chất trong nước dừa như: kali, natri, canxi, magiê, selen, đồng, kẽm... rất phong phú và hỗn hợp các chất trong nước dừa tương tự như dịch trong tế bào.

Hàm lượng kali dồi dào trong nước dừa giúp cân bằng điện giải làm tối ưu hoạt động của hệ tuần hoàn, hệ thần kinh và hệ miễn dịch cũng như hỗ trợ việc hấp thụ và điều tiết chất lỏng, giúp bổ sung và bù nước cho cơ thể.

Uống nước dừa giúp bù nước cho cơ thể, phòng ngừa say nắng, say nóng.

Uống nước dừa giúp bù nước cho cơ thể, phòng ngừa say nắng, say nóng.

Uống trực tiếp nước dừa tươi không thêm đường, ngày 1-2 cốc có tác dụng giải nhiệt, phòng và chữa say nắng, khát nước hiệu quả.

Nước rau má

Rau má có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu. Khi bị say nắng, bạn có thể dùng rau má tươi xay nhuyễn, pha với nước hoặc nước dừa để uống. Bạn cũng có thể dùng rau má để nấu canh hoặc nấu lấy nước uống thay nước trà.

Trước một trường hợp say nắng, say nóng cần nhanh chóng tiến hành những biện pháp sơ cứu ngay lập tức khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế hay phương tiện y tế:

- Nhanh chóng tiến hành giảm thân nhiệt cho nạn nhân: Chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước mát có pha muối, chườm bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ.

- Nếu nạn nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.

- Tại cơ sở y tế, nạn nhân sẽ được truyền bù nước và điện giải cũng như các biện pháp hỗ trợ khác. Trong trường hợp nạn nhân sốt cao có thể dùng paracetamol để hỗ trợ hạ sốt . Nếu có co giật phải dùng các thuốc chống co giật cho bệnh nhân. Trường hợp nạn nhân hôn mê có thể phải đặt ống nội khí quản thở máy.

Nước bột sắn dây

Say nắng, say nóng thuộc chứng "trúng thử" của y học cổ truyền, nói cách khác, là bị trúng nắng, trúng nóng. Nếu người bệnh cảm nắng kèm theo sốt nóng, nhức đầu, nóng ruột, buồn nôn, bạn có thể dùng bột sắn dây hòa với đường để uống là các triệu chứng trên sẽ nhanh chóng giảm đi.

Bột sắn dây có tính mát, giúp thanh nhiệt hiệu quả. Đặc biệt, trong sắn dây có chất Isoflavone giúp tăng lượng máu lên não, làm giảm huyết áp./.

Các biện pháp dự phòng say nắng, say nóng:

- Không làm việc quá lâu ngoài trời nắng hoặc trong môi trường nóng bức cũng như tránh các hoạt động thể lực quá sức.

- Luôn trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi lao động, làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính…

- Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt là các công xưởng, hầm lò rất có ý nghĩa trong việc phòng chống say nắng, say nóng.

- Cần uống đầy đủ nước, đặc biệt là khi trời nóng hoặc lao động nặng ngoài trời nắng.

Theo các chuyên gia y tế, say nắng, say nóng rất dễ xảy ra khi chúng ta không uống đủ lượng nước cần thiết trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Để đảm bảo lượng nước cân bằng trong cơ thể, đối với người trưởng thành cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Trong mùa nắng nóng, nhiệt độ cao thì cần lưu ý uống nhiều nước hơn và uống thường xuyên, không đợi đến khi khát mới uống. Uống nhiều nước lọc, nước trái cây, nước canh, rau có tính mát, giải nhiệt. Không uống nước có gas, đồ uống năng lượng, cà phê, đồ uống có cồn… để tránh mất nước.

Theo Đời sống
back to top