Tác dụng của thịt chó
Theo Đông y thịt cho có vị mặn, tính ấm có tác dụng bổ trung ích khí, ôn thận, trợ dương.
Xương chó có vị ngọt, tính ấm có tác dụngkhử phong thấp, cường gân cốt, hoạt huyết sinh cơ. Sỏi dạ dày có vị ngọt, mặn, tính bình có tác dụnghạ khí nghịch, khai uất kết, giải sang độc.
Dương vật và tinh hoàn chó có vị ngọt, mặn tính bình có tác dụng tráng dương, ích tinh. Mật chó có vị mặn tính hàn, có tác dụng thanh can minh mục, chỉ huyết tiêu thung.
Thịt chó được dùng trị tì thận khí hư, ngực bụng trương mãn, cổ trướng, sưng vú, lưng đùi yếu mỏi.
Còn Danh y Hải Thượng Lãn Ông viết trong cuốn Lĩnh nam bản thảo cho rằng cẩu nhục (thịt chó) tráng dương, bổ thận, thương hàn bổ.
Thịt chó có chứa nhiều protid, lipid, Ca, P, Fe. 100g thịt cung cấp 348 calo. Xương chó có canxi dạng phosphat, carbonat. Không chỉ là thực phẩm tốt mà thịt chó còn được dùng làm vị thuốc tốt cho người có máu hàn.
Còn xương chó được dùng trị phong thấp, lưng đau mỏi yếu, tứ chi tê liệt, lỵ lâu ngày, nẻ da, lở sơn. Ngoài ra, người ta còn dùng xương chó ngâm rượu, tán bột dùng xoa, rắc, có thể dùng với dầu lạc trị bỏng có sưng lở. Sỏi của dạ dày chó dùng để trị nôn mửa, nấc nghẹn, ung nhọt, dinh sang. Mật chó dùng trị đau mắt, mắt đỏ sưng đau, thổ huyết, chảy máu mũi. Ở nước ta người dân còn dùng mật chó chữa tóc bạc. Tinh hoàn và dương vật chó bổ thận, trị di tinh.
Những người không nên ăn thịt chó
Người bệnh gout, cao huyết áp, tim mạch, đái tháo đường
Đối với người bệnh gout, cao huyết áp, người bị bệnh đái tháo đường, tim mạch tuyệt đối không được ăn thịt chó.
Theo bác sĩ Nguyễn Văn Long – Bệnh viện Lão khoa thịt chó chứa lượng đạm cao. Với người bị bệnh gout, cao huyết áp, tim mạch, tiểu đường, máu nhiễm mỡ nếu ăn thịt chó sẽ bị đau hơn, làm cho bệnh nặng nề hơn do dư hàm lượng axit uric.
Phụ nữ mang thai
Cũng theo BS Long, với thai phụ, nếu ăn thịt chó, có thể khiến axit uric tăng lên dẫn đến nguy cơ cao về sản giật và tiền sản giật.
Người chịu nóng kém, tiêu hóa kém
Thịt chó không phải là món ăn thích hợp cho những người kém chịu nóng, táo bón hay có hệ tiêu hóa kém. Bởi thịt chó có tính ấm, ăn vào sẽ càng làm tình trạng thêm nặng hơn.
Người nóng nảy, khó ngủ
Thịt cho có tính ấm cũng không phải là món ăn dành cho những người có tính tình hay nóng nảy hoặc bị bệnh khó ngủ. Bởi nó sẽ kích thích tuyến thần kinh khiến con người càng thêm nóng nảy, khó chịu.
Người hay bị mẩn ngứa, mụn nhọt
Những người hay bị mẩn ngứa, mụn nhọt cũng nên hạn chế món này vì dễ làm thương tổn thêm nặng hơn và lâu lành hơn.
Người bị ung thư
Đối với người bị bệnh ung thư thể nhiệt nên chọn thức ăn mát, kiêng các thức cay, các thứ ngậy béo như gừng, hành, tỏi, ớt, rượu, các thức hun nướng, thịt dê, thịt chó, thịt gà, thịt chim sẻ. Những thức này nếu ăn quá nhiều sẽ sinh đờm động hỏa, hao tán khí huyết làm bệnh nặng thêm. Sau khi điều trị bằng phóng xạ, người bệnh ung thư càng kiêng ăn các thức có tính nhiệt hại đến âm (như thịt dê, thịt chó, v.v…).
Thịt chó kiêng kỵ với thực phẩm nào?
Thịt chó cũng kiêng kỵ với nhiều món khác nhau, đặc biệt là thịt dê vì thịt chó tính cam ôn, dê tính đại nhiệt, khi hai thứ gặp nhau sẽ sinh ra chứng tích thực, thức ăn khó tiêu, sẽ tích nhiệt, sinh ra chứng tả lỵ.
Kiêng tỏi khi ăn thịt chó vì tỏi vị đại tân, rất cay, tính đại nhiệt. Kiêng ăn với lòng trâu vị ngọt, tính hàn. Cả hai thứ đều tương phản với thịt chó, nếu ăn lẫn dễ sinh đau bụng và tả lỵ.
Mai Khôi (tổng hợp)