Những điều cần biết về bệnh máu trắng

Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, gày sút cân, xuyết huyết da, sốt... chớ chủ quan với bệnh máu trắng (bạch cầu cấp dòng tủy) gây tử vong.

Bệnh bạch cầu cấp được ghi nhận lần đầu tiên năm 1827 khi Velpeau thông báo bệnh nhân đầu tiên. Sau đó, Virchow gọi bệnh này là bệnh white blood (bệnh máu trắng). Và cuối cùng chính ông đặt tên cho bệnh này một cái tên mà bây giờ vẫn được sử dụng, đó là bạch cầu cấp (leukemia - tiếng Hy Lạp nghĩa là máu trắng).

Nhận biết bệnh để điều trị cho đúng

Các triệu chứng thường gặp của bệnh nhân bệnh cầu cấp dòng tủy bao gồm:

- Mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, gầy sút cân

- Xuất huyết da, niêm mạc, tiểu máu, …

- Sốt, ho, khạc đờm, viêm loét miệng họng, viêm phổi, đau xương, …

Điều trị đối với bệnh bạch cầu cấp dòng tủy, hóa trị liệu là phương pháp điều trị chủ yếu. Quy trình điều trị lơ xê mi cấp dòng tủy thường phân thành hai giai đoạn lớn:

- Giai đoạn điều trị tấn công (để đạt lui bệnh hoàn toàn): hóa trị phác đồ chuẩn “3 + 7”, người bệnh thường nhập viện điều trị nội trú từ 4 tuần trở lên để điều trị hỗ trợ bằng truyền chế phẩm máu, thuốc kháng sinh, kháng nấm, kháng virus. Ngoài ra dựa vào đột biến gen, tuổi, thể trạng, bệnh kèm theo còn có thêm một số lựa chọn điều trị khác.

- Giai đoạn điều trị sau lui bệnh hoàn toàn (để kéo dài đến mức tối đa thời gian lui bệnh hoàn toàn): hóa trị, ghép tế bào gốc tạo máu tùy theo chỉ định.

Bạch cầu cấp dòng tủy thể tiền tủy bào có tiên lượng và điều trị khác với các loại khác. Lưu ý đối với bệnh nhân chưa có gia đình, trước điều trị cân nhắc lưu trữ trứng ở nữ hoặc tinh trùng ở nam.

Biểu hiện tủy đồ của bệnh máu trắng - Ảnh BSCC

Biểu hiện tủy đồ của bệnh máu trắng - Ảnh BSCC

Những điều bệnh nhân cần làm

- Trước khi điều trị, bác sĩ điều trị sẽ trao đổi giải thích về chẩn đoán, phương pháp điều trị và tiên lượng với bệnh nhân và gia đình. Bệnh nhân và gia đình chia sẻ về suy nghĩ, cảm nhận cũng như những thắc mắc về bệnh, về việc điều trị, hãy hỏi bác sĩ:

- Tác dụng của phương pháp điều trị này là gì, có giúp bệnh nhân sống lâu hơn không, có làm giảm triệu chứng không, tác dụng phụ là gì, chi phí quá trình điều trị là bao nhiêu, có được bảo hiểm y tế chi trả không? Cơ hội điều trị khỏi bệnh như thế nào?

- Ngoài phương pháp điều trị này còn có lựa chọn nào khác không?

- Điều gì sẽ xảy ra nếu không áp dụng biện pháp điều trị này?

- Trong quá trình điều trị, điều quan trọng là bệnh nhân luôn báo với bác sĩ điều trị về bất kì tác dụng phụ hay vấn đề gặp phải cũng như tuân thủ hướng dẫn về chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng của bác sĩ và điều dưỡng.

- Khi bệnh nhân ra viện, tái khám đúng theo hẹn của bác sĩ. Và bệnh nhân hãy luôn hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị khi dùng bất kì thuốc bổ sung nào, vì chúng có thể ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh hoặc các tác dụng phụ khác.

BS Lê Thị Thu Huyền, Khoa Huyết học Lâm sàng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Theo Đời sống
Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?

Nhiễm khuẩn huyết nguy hiểm sao?

Mỗi năm, ít nhất 1,7 triệu người trưởng thành ở Mỹ bị nhiễm khuẩn huyết. Ít nhất 350.000 người lớn bị nhiễm khuẩn huyết tử vong trong thời gian nằm viện hoặc chuyển sang chăm sóc cuối đời. Vì vậy, cần biết về bệnh để phòng tránh.
back to top