<p>Từ lâu trong dân gian, cây chân chim để điều trị các bệnh mạn tính ở người cao tuổi, bồi dưỡng sức khỏe, trị đau nhức xương khớp cho phụ nữ tuổi tiền mãn kinh. Hiện nay nạn phá rừng, chặt cây lấy gỗ làm củi, làm nương rẫy cũng đã xóa đi hàng trăm ha cây thuốc quý này.</p> <p>Theo Viện Dược liệu Việt Nam, cây chân chim có tác dụng bổ, chống viêm, lợi tiểu; chữa phong thấp, đau lưng, nhức xương, tê bại, trí nhớ kém, viêm, ngứa âm hộ, liệt dương, tiêu hóa kém, còi xương trẻ em, phù thũng, bí tiểu tiện, lở ngứa...</p> <p>Trong Đông y, cây chân chim là một vị thuốc quý có tác dụng làm mạnh gân cốt, chống suy nhược thần kinh, tăng sức đề kháng, tăng cường trí nhớ, trừ phong, chữa đau nhức xương khớp, đau bụng, kháng viêm, giảm đau, hạ sốt...</p> <p>Bộ phận thường dùng làm thuốc là vỏ thân và rễ. Rễ đào về rửa sạch đất cát, thái mỏng, thân bóc lấy vỏ, phơi hay sấy khô. Khi dùng làm ẩm dược liệu rồi ủ cho đến khi có mùi thơm (khoảng 7 ngày) cắt thành miếng nhỏ, để sống hoặc tẩm rượu hay nước gừng sao qua.</p> <p>Ở một số nơi, nhân dân sử dụng lá chân chim như một loại gia vị cho vào canh. Canh lá chân chim ăn mát, giải nhiệt, kích thích tiêu hóa, nhuận gan.</p> <p>Theo Đông y, vỏ cây chân chim làm thuốc được dùng chữa suy nhược, thấp khớp, lưng gối đau mỏi, đàn ông dương sự kém, đàn bà âm suy, trẻ em chậm biết đi. Dược liệu có vị đắng, chát, mùi thơm nhẹ, tính mát, được dùng trong những trường hợp sau:</p> <div> <ul style="display: flex;"> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> <li style="display:none; width: 47%;margin-bottom: 7px;padding: 5px;border: 1px solid #ddd;text-align: justify;background: #f2f2f2;overflow: hidden;float: left;margin-right: 2%;box-sizing: border-box;"><a href="" rel="nofollow" style="overflow: hidden;" target="_blank"> <img src="" /> </a></li> </ul> </div> <p>Chữa cước khí chân sưng đau: Vỏ cây chân chim, lõi cây thông, hạt cau, hương phụ, hạt tía tô, chỉ xác, ké đầu ngựa, mỗi vị 8-16g. Tất cả thái nhỏ, sắc với 400ml nước còn 100ml uống 2 lần trong ngày.</p> <p>Chữa tê thấp: Vỏ cây chân chim 2kg, vỏ cây gạo 1kg, dây đau xương 1kg, thân cây bọt ếch 1kg. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, nấu với nước, lấy 200ml cao lỏng. Hòa 200ml rượu và 100ml sirô vào cao để được nửa lít thành phẩm. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 20-25ml.</p> <p>Chữa thiếu máu xanh xao, ăn uống kém: cao vỏ chân chim 0,05g, cao kim anh 0,05g, oxalat sắt 0,05, sunfat đồng 0,005g, sunfat magiê 0,002, cho 1 viên. Ngày uống 2 lần mỗi lần 2-3 viên.</p> <p>Chữa suy nhược cơ thể, lao lực, sau khi ốm dậy: Cao vỏ chân chim 0,05g, cao ban long 0,02g, mật ong 0,02g, photphat canxi 0,07g cho 1 viên. Ngày uống 2-3 lần. Người lớn mỗi lần 3-4 viên, trẻ em tùy theo tuổi 2-3 viên.</p> <p>Chữa suy nhược thần kinh, viêm đa khớp dạng thấp, đau dây thần kinh, đau lưng, đau vai gáy ( viên Hy đan): Bột mịn vỏ chân chim 0,035g, cao vỏ chân chim 0,005g, cao đặc hy thiêm 0,03g, bột mịn mã tiền chế 0,013g cho 1 viên. Liều tối đa an toàn là 30 viên/ lần, 80 viên/ ngày.</p> <p>Thuốc dùng ngoài: Vỏ hoặc lá chân chim 30g phối hợp với lá dâu tằm 30g, lá mía tía 20g, củ nghệ đen 20g. Tất cả để tươi, rửa sạch, giã nát, tẩm rượu 30 độ cho xâm xấp, xào nóng, đắp băng và cố định bằng nẹp tre, chữa gãy xương.</p> <div> <div> <div> <div> </div> <div> </div> </div> </div> <div> <div> </div> </div> </div>
- DIỄN ĐÀN DOANH NHÂN ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ
- SẬP CẦU PHONG CHÂU
- BÃO YAGI
- BẠO HÀNH TRẺ TẠI MÁI ẤM HOA HỒNG
- CƠ SỞ THẨM MỸ SAI PHẠM
- VI PHẠM MÔI TRƯỜNG
- MƯA LŨ SẠT LỞ Ở MIỀN BẮC
- CHÙA CẦU HỘI AN
- ĐIỂM THI TỐT NGHIỆP THPT 2024
- TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG (1944-2024)
- BỆNH BẠCH HẦU
- NGỘ ĐỘC THỰC PHẨM
- THI VÀO LỚP 10 NĂM 2024
- KỶ NIỆM NGÀY SINH NHẬT BÁC HỒ
- NGÀY KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KỶ NIỆM 70 NĂM CHIẾN THẮNG ĐIỆN BIÊN PHỦ
- NAM SINH LỚP 8 BỊ ĐÁNH CHẾT NÃO
- NỔ LÒ HƠI Ở ĐỒNG NAI
- SAI PHẠM CHUNG CƯ BẢO SƠN NGHỆ AN
- BỆNH RUBELLA
- CÚM A/H5N1
- NHỮNG CÁI NHẤT CỦA VIỆT NAM, THẾ GIỚI NĂM 2023
Những bài thuốc từ cây chân chim
Cây chân chim còn có các tên gọi khác cây lá đắng, sâm Nam, ngũ gia bì chân chim, là một loài cây gỗ rừng xanh, thuộc họ Nhân sâm - Araliaceae, với tên khoa học Schefflera octophylla. Cây thường mọc hoang ở ven rừng, đồi núi, chân núi, sườn đồi từ các tỉnh miền Bắc vào đến miền Trung.
Theo suckhoedoisong.vn
Bài thuốc trị ho từ cam thảo dễ áp dụng
Bài thuốc trị viêm bể thận cấp
Bài thuốc trị nhiệt miệng
Bốn thể uất chứng điều trị bằng đông y
Bài thuốc chữa bạch điến
Ba bài thuốc trị sỏi tiết niệu
Hàng vạn người tiếp cận thông tin lừa đảo đội lốt đông y
Vạch mặt nhà thuốc đông y lừa đảo hàng ngàn người
Có thể xử lý hình sự nhà thuốc Đông y Thiện Tâm Đường lừa đảo
5 dấu hiệu ở miệng có thể "cảnh báo" gan đang gặp vấn đề
Khi gan bị suy yếu, chức năng bị ảnh hưởng, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe, trong đó có những biểu hiện bất thường ngay trên miệng.
Tăng cường hậu kiểm nông sản thực phẩm, chống ngộ độc và bệnh lây truyền
Không chỉ truy xuất nguồn gốc sản phẩm nông, lâm, thủy sản không bảo đảm an toàn thực phẩm, Hà Nội còn tích cực hậu kiểm việc tự công bố chất lượng nông sản, thực phẩm, kịp thời xử lý vi phạm, đảm bảo an toàn...
Cứu bệnh nhân chấn thương sọ não nặng do cây đổ vào đầu
Vừa qua, Khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới đã phẫu thuật và cứu sống ngoạn mục 1 trường hợp chấn thương sọ não rất nặng do tai nạn lao động.
Kinh nguyệt không đều, đi khám bất ngờ phát hiện đa u xơ tử cung
U xơ tử cung chiếm tỷ lệ 30% ở phụ nữ từ 30 tuổi trở lên, chị em cần chú ý đi khám khi có dấu hiệu bất thường...
Phẫu thuật cắt lách cho BN tăng áp lực tĩnh mạch cửa ở gan hiếm gặp
Bệnh nhân tăng áp lực tĩnh mạch cửa có nguy cơ vỡ lách và xuất huyết tiêu hóa... Bệnh giãn tĩnh mạch thực quản rất dễ tái phát nên cần dự phòng.
Hy hữu: Nhập viện cấp cứu vì uống nhầm thuốc diệt kiến để trong tủ lạnh
Thuốc Pyrethroid ít nguy hiểm, nhưng có thể đe dọa tính mạng khi kích thích phế quản tiết dịch và gây co thắt cơ trơn dữ dội, tác động ức chế hệ thần kinh trung ương làm giảm tri giác hay hôn mê,...Vậy làm gì để phòng tránh?
Thủng hồi tràng do... thói quen ngậm tăm sau ăn
Dùng tăm sau khi ăn và ngậm trong miệng là thói quen của không ít người. Tuy nhiên thói quen này tưởng chừng rất bình thường mà vô cùng nguy hại thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Biến chứng nặng sau tiêm tan mỡ vùng bụng tại spa
Được giới thiệu phương pháp giảm cân không xâm lấn, chỉ cần tiêm 1 lần, mỡ sẽ tự động hóa lỏng, bụng sẽ tự nhỏ lại,... Sau một tuần tiêm, người phụ nữ 35 tuổi bị biến chứng nặng vùng bụng.
Tự cắt "của quý" sau khi sử dụng chất kích thích
Sau 6 giờ phẫu thuật, các bác sĩ Khoa Nam học – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã nối thành công “của quý” của nam thanh niên đã bị chính tay nam thanh niên cắt trong lúc hoang tưởng ảo giác.
Bé trai tử vong sau hơn 1 tháng bị chó cắn, bệnh dại nguy hiểm sao?
Bệnh dại là một bệnh nguy hiểm, có nguy cơ tử vong cao nếu không được tiêm vaccine phòng ngừa. Hiện chưa có thuốc điều trị bệnh dại, do đó cần chủ động phòng ngừa căn bệnh này.
Cứu nam thanh niên 22 tuổi bị tai nạn vỡ lún xương sọ nguy kịch
Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh mới đây đã trực tiếp hỗ trợ cấp cứu cho trường hợp nam bệnh nhân mới 22 tuổi bị tai nạn vỡ lún xương sọ, chảy máu hộp sọ vô cùng nguy hiểm, nguy cơ tử vong cận kề.