Bốn thể uất chứng điều trị bằng đông y

(khoahocdoisong.vn) - Uất chứng là do tình chí không được thư thái, trệ khí và tà uất gây nên. Tình chí là nguồn gốc lớn, trên lâm sàng sự biểu hiện của tâm thần uất ức, tình chí không yên, hông ngực căng tức, dễ giận, dễ khóc, trong họng như có vật gì cản trở, thường chóng mặt, mất ngủ.

Uất chứng phát sinh có quan hệ mật thiết đến cơ thể con người, như thể chất người yếu, âm dương, tạng phủ khí huyết uất bình thường khi gặp tình chí tổn thương thì dễ gây bệnh.

Mặt khác do uất lên hại tỳ, ăn uống giảm, nguồn sinh hoá ra khí huyết thiếu, hoặc lâu hoá hoả hại âm, tâm không yên cùng với tâm tỳ khí huyết hư hóa nên có các triệu chứng hư.

Bệnh mới phát nhân khí trệ hiệp đờm thấp, ăn uống tích trệ phần nhiều là thực. Bệnh thực lâu ngày không khỏi cũng dẫn đến hư, dẫn đến tình trạng bệnh chứng phức tạp. Biện pháp điều trị:

Do can khí uất kết: Tinh thần căng thẳng, tâm chí không yên, hông ngực đầy tức căng đau không cố định, ợ hơi, kém ăn, lưỡi trắng, mạch huyền.

Phép chữa: Sơ can, lý khí, giảm uất.

Bài thuốc sau: Sài hồ, hương phụ, chích thảo, bạch thược, chỉ xác, trần bì, xuyên khung. Cách dùng: Tán bột, ngày uống 8g. Có thể sắc uống.

Tác dụng trị: Sơ can, giải uất, lý khí, hòa vị, chỉ thống. Trị nộ khí thương can, bụng trên đầy trướng, vùng thượng vị đau, ợ hơi, ợ chua, dạ dày tá tràng loét, táo bón, rêu lưỡi trắng mỏng.

Do khí trệ đờm uất. Triệu chứng hầu họng không thông, có lúc như có vật gì cản trở, khạc không ra, nút không vào, hông ngực buồn tức, lưỡi trắng, mạch huyền. 

Phép chữa: Hoá đờm, lợi khí, giải uất, bài thuốc gồm bán hạ chế, hậu phác, phục linh, tô diệp, sinh khương. Cách dùng: sắc nước uống với nước sôi ấm, ngày chia 4 lần. Tác dụng: Hành khí khai uất giáng nghịch hóa đàm.

Do ưu uất tổn thần: triệu chứng người bệnh thường tinh thần hoảng hốt không yên, buồn rầu hay khóc, thường thường trầm ngâm, lưỡi nhợt, mạch tế. Phép chữa: Dưỡng tâm an thần. Bài thuốc gồm cam thảo, đại táo, tiểu mạch

Do Tâm tỳ lưỡng hư: Chủ chứng: Do lo nghĩ nhiều khiến tâm tỳ đều hư, mất ngủ, hay quên, sắc mặt không tươi, choáng đầu, mệt mỏi, chán ăn, chất lưỡi nhợt, mạch tế.

Phép chữa: Kiện tỳ, dưỡng tâm, ích khí bổ huyết. Bài thuốc sau: nhân sâm, phục thần, táo nhân, viễn chí, hoàng kỳ, mộc hương, bạch truật, nhãn nhục, đương quy, chích thảo, sinh khương, đại tạo.

Cách dùng: sắc nước uống. Có thể hòa với mật làm thành hoàn, mỗi lần uống 8 - 12g. Tác dụng: Kiện tỳ dưỡng tâm, ích khí bổ huyết.

Lương y Nguyễn Minh  - Trung tâm Y tế Việt - Nga

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top