Những bài thuốc hay điều trị can huyết hư

(khoahocdoisong.vn) - Chứng can huyết hư trước hết là do mất huyết quá nhiều, hoặc do nguồn sinh ra huyết kém, hoặc do ốm đau lâu ngày can huyết bị hao tổn.

Thiếu huyết sinh nhiều bệnh

Chứng can huyết hư trước hết là do mất huyết quá nhiều, hoặc do nguồn sinh ra huyết kém, hoặc do ốm đau lâu ngày can huyết bị hao tổn. Khi can huyết bất túc, cân mạch mất đi sự nuôi dưỡng, dẫn đến bị co rút. Mắt là tinh hoa của can, khi mắt mờ là do can huyết kém không nuôi dưỡng được, móng tay, móng chân giòn dễ gãy, chất lưỡi nhợt, mạch huyền tế.

Can huyết hư là nói đến thiếu huyết, vì can lấy huyết làm gốc, khi can huyết bất túc thì can mất đi sự nuôi dưỡng. Từ đó mà xuất hiện chứng ngực sườn trướng đầy đau,  tính tình không vui vẻ, hay ấm ức, có khi rầu rĩ, thấy tủi thân tự nhiên muốn khóc, đó là do can khí uất kết, huyết hư dương không đứng vững, hư nhiệt từ trong sinh ra, dẫn đến can dương thượng cang, làm bốc hỏa, tính tình nóng nảy, hay giận dữ, thường xuyên mất ngủ, khi ngủ hay mê, hoa mắt chóng mặt, đầu đau.

Can tàng huyết, thận chứa tinh, tinh và huyết cùng sinh ra một nguồn từ thức ăn đồ uống, do can huyết hư lâu ngày, dẫn đến thận tinh hư suy, mà sinh chứng lưng gối mềm yếu, chóng mặt, ù tai, tóc rụng, răng lồi lên, nam giới thì tình dục kém, phụ nữ  kỳ kinh đến muộn, lượng kinh ít, sau kỳ kinh đau bụng, không thụ thai, hoặc hay sẩy thai, lãnh cảm.

Các thể bệnh và cách điều trị

- Chứng can huyết hư kinh nguyệt không đều: Kinh ra muộn, lượng kinh ít, loãng, có khi bế kinh. Điều trị: Bổ can, dưỡng huyết, điều kinh. Bài thuốc: Đương qui 10g, hoài sơn 12g, thục địa 12g, bạch thược 8g, kỷ tử 8g, chích thảo 4g. Ngày một thang sắc uống trước khi ăn, khi thuốc còn ấm.

- Do can huyết hư thống kinh: Trong khi hành kinh, hoặc sau khi hành kinh bụng dưới đau âm ỉ, thích xoa bóp, hay chóng mặt, ù tai, lưng gối đau mỏi, mạch trầm huyền mà tế. Điều trị: Điều bổ can thận. Bài thuốc: Đương qui 12g, bạch thược 12g, a giao 12g, sơn thù 8g, ba kích 8g, hoài sơn 16g, chích thảo 4g. Ngày uống một thang sắc uống 3 lần trước khi ăn.

- Do can huyết hư sinh chứng hư lao: Thể trạng gầy còm, sắc mặt không tươi tỉnh, tay chân tê dại, gân mạch co rút, móng tay, móng chân khô giòn, biến dạng. Điều trị: Bổ huyết dưỡng can. Bài thuốc: Đương qui 12g, bạch thược 12g, táo nhân 16g, mộc qua 12g, xuyên khung 8g, thục địa 16g, mạch môn 8g, chích thảo 4g. Tùy chứng trạng của bệnh nhân có thể gia thêm các vị khác. Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần, lúc đói, khi thuốc còn ấm.

- Do can huyết hư sinh chứng tước manh (quáng gà): Chóng mặt, mắt khô, đau vùng thái dương, quầng mắt, chập tối bị quáng gà. Điều trị: Tư can dưỡng huyết. Bài thuốc: Thục địa 12g, xuyên qui 8g, xuyên khung 8g, bạch thược 12g, hoàng kỳ 12g, thảo quyết minh 12g, cúc hoa 12g, kỷ tử 12g, thỏ ty tử 12g. Ngày một thang sắc uống 3 lần, lúc đói, khi thuốc còn ấm.

- Do can huyết hư sinh chứng bất mỵ (mất ngủ):  Mất ngủ, hay mê, dễ sợ hãi, chóng mặt, hoa mắt, mạch huyền tế. Điều trị: Dưỡng huyết, bổ can, an thần. Bài thuốc: Hắc táo nhân 20g, tri mẫu 12g, xuyên khung 8g, phục linh 12g, cam thảo 4g, phục thần 12g, bạch thược 12g, viễn chí 6g. Ngày uống một thang, sắc uống 3 lần, uống trước khi ăn trưa, tối và trước khi đi ngủ.

TTND.BS Cao cấp Nguyễn Xuân Hướng (nguyên CT Hội Đông y VN)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Đau ngón tay và gấp duỗi khó

Một số trường hợp gân gấp bị viêm xuất hiện cục viêm xơ, làm di động của gân gấp qua vùng ngón tay bị cản trở. Mỗi lần gấp hay duỗi ngón tay rất khó khăn, bệnh nhân phải cố gắng mới bật được ngón tay ra.
back to top