Nguy cơ dịch sởi bùng phát trong năm nay

Thống kế của Sở Y tế Hà Nội cho thấy, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn thành phố đã ghi nhận 41 trường hợp mắc sởi.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung Ương cũng cho biết, hiện số ca mắc sởi trên toàn quốc đã tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm 2017, với gần 90 trường hợp được ghi nhận, 1 bệnh nhi mắc sởi tử vong.

Nguy cơ dịch sởi bùng phát trong năm nay ảnh 1PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng cho biết, trẻ bị bệnh sởi tử vong chủ yếu là do biến chứng viêm phổi nặng và biến chứng viêm não

Trong số các trường hợp mắc sởi có 54 ca chưa đến tuổi tiêm chủng (dưới 9 tháng tuổi), còn lại là các bệnh nhi chưa tiêm chủng hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng.

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, số ca mắc sởi năm nay dự báo tăng cao, vì theo quy luật cứ 4 – 5 năm dịch sởi sẽ quay lại.

Sởi là một bệnh truyền nhiễm gây dịch, do virus sởi gây ra và thường xảy ra vào mùa đông xuân, khi thời tiết ẩm kéo dài.

Bệnh sởi rất dễ lây lan, đặc biệt là ở những nơi tập trung đông người như trong trường học.

Bệnh lây theo đường hô hấp qua các giọt bắn dịch tiết từ đường hô hấp của người mắc bệnh hoặc cũng có thể qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua bàn tay bị ô nhiễm với các dịch tiết đường hô hấp có chứa mầm bệnh.

Thời kỳ ủ bệnh thường là 12 – 14 ngày, nhưng có thể kéo dài đến 21 ngày. Thời kỳ lây truyền là từ 1 ngày trước khi bắt đầu giai đoạn tiền triệu (thông thường khoảng 4 ngày trước khi phát ban) đến 4 ngày sau khi xuất hiện ban, ít nhất là sau ngày thứ 2 phát ban.

Với các biểu hiện đặc trưng là sốt, phát ban, ho, mắt đỏ (viêm kết mạc mắt), sổ mũi (chảy nước mũi).

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, Nguyên trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, trẻ bị bệnh sởi tử vong chủ yếu là do biến chứng viêm phổi nặng và biến chứng viêm não.

Do đó, khi con trẻ chẳng may bị sởi, cha mẹ cần chú ý để phát hiện sớm biến chứng viêm phổi ở trẻ. Có 2 dấu hiệu chính để cha mẹ nhận biết trẻ bị viêm phổi. Đó là khi thấy trẻ thở nhanh và rút lõm lồng ngực. Khi trẻ có dấu hiệu này, cha mẹ phải đưa con đến bệnh viện để điều trị ngay lập tức.

Biện pháp dự phòng bệnh sởi 

– Giáo dục sức khỏe cộng đồng, nhất là đối với các bà mẹ và thầy cô giáo, cần cung cấp những thông tin cần thiết về bệnh sởi để cộng tác với ngành y tế trong việc tiêm vắc-xin sởi cho trẻ em.

– Tiêm chủng mũi 1 cho tất cả trẻ em từ 9 – 11 tháng tuổi và tiêm nhắc lại mũi 2 cho trẻ 6 tuổi trong tiêm chủng thường xuyên. Thực hiện chiến dịch tiêm  vắc-xin sởi bổ sung cho trẻ ở lứa tuổi cao hơn ở vùng nguy cơ cao (nơi vẫn còn vi rút sởi lưu hành, tỷ lệ tiêm chủng thấp…), tăng cường giám sát bệnh.

– Trẻ em bị mắc bệnh sởi không nên đến trường ít nhất 4 ngày sau khi phát ban. Bệnh nhân sởi ở trong bệnh viện phải được cách ly đường hô hấp từ lúc bắt đầu viêm long cho đến ngày thứ 4 của phát ban để khỏi lây sang bệnh nhân khác.

– Tăng cường dinh dưỡng để phòng suy dinh dưỡng. Đặc biệt, dùng thêm vitamin A để tránh loét giác mạc, mù mắt.

– Vệ sinh răng miệng, da, mắt.

– Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu bị sởi, cần đưa trẻ đi thăm khám và điều trị ngay theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt, cần chú ý những biểu hiện biến chứng viêm phổi, viêm não khi trẻ bị sởi để đưa trẻ đi điều trị kịp thời.

Theo Linh Nhi/Giadinhmoi.vn

Theo Đời sống
Cách tránh hạ canxi máu sẽ gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm

Hạ canxi máu nguy hiểm thế nào?

Hạ canxi máu là bệnh lý nguy hiểm. Tình trạng hạ canxi máu kéo dài có thể dẫn đến suy tim, động kinh, loạn nhịp tim, lú lẫn, suy giảm trí nhớ, trầm cảm và ảo giác. Bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện kịp thời.
back to top