Người bệnh tiểu đường có nên ăn khoai môn không?

Khoai môn cung cấp đầy đủ các chất đạm, tinh bột, các loại vitamin A, C, B… giúp cơ thể con người chống lại các chất gây lão hóa da, gia tăng thị lực,.....Vậy người bị bệnh tiểu đường có nên ăn khoai môn không?
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thành phần dinh dưỡng của khoai môn

Khoai môn là loại khoai họ ráy, với cuống lá dài, lá hình tim to bản. Rễ chính phình to và phát triển thành củ. Củ khoai môn có lớp vỏ màu nâu sần sùi, ruột bên trong màu tím nhạt hoặc trắng. Phần củ này khi nấu chín ngọt, bùi, bở tơi ăn rất ngon. Củ khoai môn có thể chế biến thành các món như nấu canh, làm bánh, chiên, hấp, luộc,...

Không chỉ thơm ngon, khoai môn còn là loại khoai giàu dinh dưỡng. Trong thành phần dinh dưỡng của củ khoai môn chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như tinh bột, chất xơ, vitamin B6, vitamin B9, vitamin C, vitamin E cùng các khoáng chất như mangan, magie, photpho, đồng, kali, kẽm,…

Với thành phần dinh dưỡng như trên và hương vị béo bùi, khoai môn được sử dụng nhiều trong bữa ăn hàng ngày. Thực phẩm này làm đa dạng thực đơn, cung cấp năng lượng và dinh dưỡng cho cơ thể.

Người bị bệnh tiểu đường có nên ăn khoai môn không?

Nhờ chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe con người, khoai môn được xem là lựa chọn hàng đầu so với những loại khoai khác như khoai tây, khoai lang,… Do vậy bệnh nhân bị tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng được khoai môn.

Dưới đây là những lý do người bị tiểu đường nên bổ sung khoai môn vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày.

Khoai môn có khả năng kiểm soát đường huyết hiệu quả

Khoai môn là một trong những loại thực phẩm có chứa chỉ số đường huyết GI ở mức thấp. Điều này cho phép người bệnh tiểu đường có thể sử dụng được loại thực phẩm này mà không sợ lượng đường trong máu bị tăng cao. Bên cạnh đó, hàm lượng tinh bột trong khoai môn còn giúp cải thiện độ nhạy cảm với insullin, giúp giảm tích trữ chất béo trong cơ thể. Ngoài ra, trong thành phần của loại khoai này còn có rất nhiều vitamin A, giúp ổn định lượng đường huyết hiệu quả.

Giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả

Trong thành phần dinh dưỡng của khoai môn có chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch, kháng viêm diệt khuẩn rất tốt. Trong số đó có hợp chất polyphenol – đây là chất chống oxy hóa tự nhiên, giúp vô hiệu hóa các gốc tự do, chữa lành những tế bào bị tổn thương và chống ung thư hiệu quả.

Khoai môn có chứa nhiều chất xơ

Chất xơ là một chất đặc biệt quan trọng đối với người bị tiểu đường. Do đó đây là loại dưỡng chất luôn được người bệnh ưu tiên sử dụng. Trong khoai môn có chứa hàm lượng chất xơ khá cao, giúp cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa, kích thích nhu động ruột, ngăn ngừa tình trạng táo bón, khó tiêu, đầy hơi,… Người bệnh nạp vào cơ thể lượng chất xơ từ khoai môn sẽ giúp no lâu và kiểm soát cơn thèm ăn hiệu quả.

Giúp giảm cholesterol và tăng độ nhạy insulin

Tinh bột có trong khoai môn là dạng tinh bột kháng tự nhiên. Loại tinh bột này có thể thúc đẩy quá trình lên men và chuyển hóa chất béo. Từ đó, nó có thể giảm cholesterol, phòng ngừa nguy cơ tắc nghẽn động mạch. Khi lượng cholesterol và chất béo giảm cũng sẽ cải thiện nồng độ insulin trong máu. Điều này tốt cho những bệnh nhân tiểu đường.

Theo Đời sống
Loại nước tốt cho tuyến giáp uống thường xuyên u, nhân xơ không phát triển

Loại nước uống tốt cho tuyến giáp

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt, việc lựa chọn loại nước uống phù hợp cũng rất quan trọng đối với sức khỏe tuyến giáp. Biết chọn đúng loại uống còn có thể kìm hãm nhân xơ phát triển.
Ai nên hạn chế ăn bạch tuộc?

Ai nên hạn chế ăn bạch tuộc?

Không chỉ là một món hải sản thơm ngon, bạch tuộc còn là nguồn cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên không phải ai cũng thích hợp ăn món này.
back to top