Ảnh minh họa internet
Các nhà nghiên cứu ở Đại học Y khoa quốc gia Hàn Quốc thấy rằng: khi so sánh những người ngủ từ 6 – 10 tiếng mỗi ngày thì đàn ông ngủ ít hơn 6 tiếng thì bị hội chứng chuyển hóa nhiều hơn và có vòng bụng to hơn, còn phụ nữ ngủ ít hơn 6 tiếng mỗi ngày thì có vùng bụng to hơn.
Ngủ nhiều hơn 10 tiếng mỗi ngày liên quan với hội chứng chuyển hóa và tăng triglycerid máu ở đàn ông, còn ở phụ nữ sẽ bị hội chứng chuyển hóa, tăng vòng bụng, tăng triglycerid, tăng đường máu và giảm cholesterol tốt (HDL-C).
Các tác giả cũng ghi nhận gần 11% nam và 13% nữ ngủ ít hơn 6 tiếng, trong khi 1,5% nam và 1,7% nữ ngủ nhiều hơn 10 tiếng. Claire E. Kim tác giả nghiên cứu nói rằng: đây là nghiên cứu lớn nhất đánh giá đáp ứng liên quan đến khoảng thời gian ngủ và hội chứng chuyển hóa, phân biệt hai giới nam nữ.
Bởi vì họ mở rộng mẫu so với những nghiên cứu trước đây nên có thể phát hiện mối liên hệ giữa ngủ và hội chứng chuyển hóa mà trước đó không được chú ý. Dựa trên định nghĩa phổ biến, người tham gia được xem có hội chứng chuyển hóa nếu họ có ít nhất ba dấu hiệu sau: tăng vòng bụng, tăng cao triglycerid, giảm cholesterol tốt, tăng huyết áp và rối loạn dung nạp đường. Tần suất bị hội chứng chuyển hóa ởnam là 29% và nữ là 24,5%.
Các chuyên gia nói rằng tần suất bị hội chứng chuyển hóa ở Hàn Quốc thì cao, cấp thiết là phải xác định các yếu tố nguy cơ có thể can thiệp được chẳng hạn như thời gian ngủ.
Các tác giả đã sử dụng dữ liệu từ nghiên cứu HEXA, một nghiên cứu cộng đồng lớn ở Hàn Quốc trong gian đoạn 2004 – 2013, bao gồm các thông tin về xã hội học, đặc tính, tiền sử y khoa, dùng thuốc, tiền sử gia đình, yếu tố lối sống, chế độ ăn,hoạt động thể lực và yếu tố sinh sản ở phụ nữ. Trong nghiên cứu HEXA còn có việc thu thập mẫu huyết tương, tế bào máu, genom ADN và nước tiểu.
Theo ĐẶNG MINH TRÍ (Theo BMC Public Health, 6/2018) – SKĐS