“Nghiện” thuốc giảm đau, coi chừng mất mạng

Khoảng 43% người sống chung với cơn đau mạn tính sử dụng thuốc giảm đau hằng ngày và vô tình đối mặt với một số nguy cơ như xuất huyết dạ dày, loét, tổn thương gan, thậm chí mất mạng, tử vong.

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, Viện Y học Ứng dụng Việt Nam, chung sống với những cơn đau mạn tính quả thật không hề dễ chịu một chút nào và đôi khi các loại thuốc giảm đau thông dụng như paracetamol dường như mất tác dụng. Khoảng 43% những người đang sống chung với những cơn đau mạn tính sử dụng thuốc giảm đau hằng ngày và vô tình đối mặt với một số nguy cơ.

Những nguy cơ phổ biến được Viện Y học Ứng dụng Việt Nam tổng hợp dưới đây:

Theo một bản điều tra được công bố bởi Hiệp hội Tiêu hóa Hoa Kỳ (AGA), những người quá lệ thuộc vào các thuốc giảm đau không kê đơn (OTC) thường có xu hướng phớt lờ hướng dẫn sử dụng trên nhãn dẫn đến quá liều thuốc và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của họ.

Theo BS Byron Cryer, phát ngôn viên của AGA, người ta thường cho rằng càng nhiều thì càng tốt, nhưng sử dụng các thuốc giảm đau không kê đơn OTC nhiều hơn liều lượng khuyến cáo thì không đồng nghĩa với tác dụng giảm đau nhanh hơn.

/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/nguy-co-cua-viec-lam-dung-thuoc-giam-dau-1.jpg

Các loại thuốc giảm đau đều có một mức liều tối ưu – nghĩa là chúng chỉ có tác dụng giảm đau tới một mức liều lượng nhất định – sử dụng quá mức liều này sẽ không có hiệu quả giảm đau nhiều hơn.

Lý do là: Cơn đau diễn ra khi các thụ thể nhận cảm đau ở các đầu dây thần kinh bị kích thích, và thuốc giảm đau hoạt động theo cơ chế ngăn hiện tượng kích thích các thụ thể này. Do số lượng các thụ thể nhận cảm đau chỉ có giới hạn nên việc sử dụng quá thừa thuốc giảm đau sẽ không đem lại thêm tác dụng gì.

Những nguy cơ khi quá liều thuốc giảm đau bao gồm xuất huyết dạ dày, loét, tổn thương gan và thậm chí tử vong. Theo AGA, do các biến chứng sớm của việc sử dụng thuốc giảm đau OTC quá liều khá mơ hồ – chủ yếu là buồn nôn và đau bụng – nên rất khó để nhận biết được nguyên nhân gây ra các triệu chứng này.

Theo BS Cryer, nếu các triệu chứng của bạn xảy ra trong vòng 1 giờ sau khi uống thuốc giảm đau thì có thể chúng có mối liên quan. Việc sử dụng quá liều một loại thuốc (ví dụ như aspirin) không phải là con đường duy nhất gây hiện tượng quá liều – quá liều cũng có thể xảy ra nếu bạn sử dụng nhiều loại thuốc có cùng hoạt chất cùng một lúc.

Ví dụ, nếu bạn đã uống một liều thuốc Tylenol (paracetamol) rồi sau đó lại uống tiếp Nyquil (cũng chứa paracetamol), bạn đã sử dụng hai liều của paracetamol. Cũng tương tự như khi bạn uống cả hai loại Advil và Motrin cùng một thời điểm do chúng cùng thuộc nhóm chống viêm không steroid (NSAIDs).

/Uploaded/khds.1cdn.vn/2018/09/16/nguy-co-cua-viec-lam-dung-thuoc-giam-dau-2.jpg

Nếu bạn đã từng sử dụng gấp đôi liều của cùng một hoạt chất theo cách như trên trong suốt vài năm mà không gặp phải biến chứng gì thì chẳng qua là bạn vẫn may mắn đó thôi. Các biến chứng nhiều khi sẽ xuất hiện đột ngột chỉ sau một lần sử dụng quá liều thuốc và hậu quả là bạn sẽ phải nhập viện.

Vì vậy, nếu bạn cảm thấy liều thuốc giảm đau hiện giờ là chưa đủ để giúp làm giảm sự khó chịu gây ra bởi các cơn đau thì hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định về cách phối hợp thuốc phù hợp hơn, ví dụ một liều Tylenol (hoặc một thuốc khác chứa paracetamol) với một liều Advil (một loại NSAIDs khác).

Nguyên tắc sử dụng thuốc đó là bạn chỉ nên sử dụng một liều của một hoạt chất tại một thời điểm, ngoài ra bạn có thể phối hợp một liều paracetamol với một liều thuốc NSAIDs khác.

Mai Khôi (tổng hợp)

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top