Ngày đầu tiêm văcxin cho trẻ 5-11 tuổi: Cần theo dõi đến 28 ngày

Hôm nay Quảng Ninh là đơn vị đầu tiên trên cả nước tiêm văcxin phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi. Mốc thời gian cần chú ý theo dõi trẻ sau tiêm là 30 phút, 24 giờ, một tuần và 28 ngày.

Ông Ninh Văn Chủ, Giám đốc CDC Quảng Ninh cho biết, toàn tỉnh có 181.197 trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến dưới 12. Chiến dịch tiêm chủng sẽ được thực hiện theo từng cấp học, khối lớp, lần lượt từ nhóm trẻ dưới 12 tuổi đến nhóm trẻ 5 tuổi.

Địa điểm tiêm chủng được tổ chức ở các trường học để tạo thuận lợi cho trẻ em. Mục tiêu tỉnh Quảng Ninh đặt ra là 100% trẻ em trong độ tuổi sẽ được tiếp cận với văcxin và 95% trẻ đủ điều kiện tiêm chủng được tiêm đủ 2 mũi văcxin COVID-19.

tiem-cho-tre-5.jpg
Ngày đầu tiêm vắc xin cho trẻ 5-11 tuổi: Cần theo dõi đến 28 ngày

Theo PGS.TS Dương Thị Hồng, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng quốc gia, Viện Vệ sinh dịch Tễ T.Ư, văcxin được tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi tại tỉnh Quảng Ninh ngày 14/4 là văcxin Moderna do Chính phủ Úc tài trợ. 

Dự kiến trong tuần sau, văcxin sẽ được phân bổ đến các tỉnh trên toàn quốc.

Theo các chuyên gia, tiêm chủng cho nhóm trẻ này mới được thực hiện từ tháng 1/2022 nên việc theo dõi phản ứng miễn dịch đang được tiếp tục theo dõi, cập nhật thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới.

PGS.TS Dương Thị Hồng khuyến cáo, với nhóm trẻ em 5 - dưới 12 tuổi, phụ huynh, thầy cô, người chăm sóc nên thường xuyên theo dõi sức khỏe của trẻ. Trước khi đưa trẻ đi tiêm văcxin phòng COVID-19, gia đình cần theo dõi sát sức khỏe của trẻ, đánh giá việc ăn, ngủ, sinh hoạt có bất thường hay không, đặc biệt với nhóm 5-6 tuổi. Với trẻ lớn hơn, cha mẹ nên lưu ý các bất thường liên quan sức khỏe đường hô hấp.

Với những trẻ có biểu hiện viêm đường hô hấp, nghi ngờ mắc COVID-19 thì không đến điểm tiêm đến tránh lây lan mầm bệnh. Nên tạm thời dừng tiêm cho đến khi trẻ thật sự khỏe mạnh.

Khi tới các điểm tiêm chủng, cha mẹ cần chia sẻ cụ thể với cán bộ y tế khám sàng lọc về tiền sử bệnh tật, dị ứng, bệnh mãn tính của trẻ (nếu có) để có chỉ định và hướng dẫn cụ thể, cần thiết chuyển trẻ đến tiêm tại bệnh viện.

Các phụ huynh nên tuân thủ khuyến cáo ở lại điểm tiêm để theo dõi sau 30 phút nhằm xử lý kịp thời tình huống phản ứng phản vệ, đồng thời báo lại cho cán bộ y tế tình trạng của trẻ trước khi về. Khi về nhà, cần chú ý theo dõi sức khỏe của trẻ trong ít nhất 3 ngày sau tiêm.

Các phản ứng sau tiêm đối với trẻ có thể gặp tình trạng đau đầu, tiêu chảy, đau khớp, đau cơ, đau tại vị trí tiêm, kiệt sức, ớn lạnh, sốt (tần suất cao hơn đối với liều thứ 2), sưng tại chỗ tiêm, kiệt sức, đau đầu tấy đỏ và sưng tại vị trí tiêm, đau cơ và ớn lạnh.

Một số phản ứng bất thường có thể xảy ra như sốt, phát ban, tím tái, mệt mỏi, li bì,... có thể xảy ra sau 4-8 giờ. Các tình trạng này thường giảm sau 1-2 ngày đầu. Do đó, nếu những biểu hiện này có dấu hiệu trầm trọng trọng hơn, cha mẹ cần liên hệ và đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất.

Liên quan việc chăm sóc trẻ sau tiêm chủng, TS.BS Lê Kiến Ngãi, Trưởng khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn, BV Nhi T.Ư cũng chỉ rõ các mốc thời gian gia đình cần lưu ý là 30 phút, 24 giờ, một tuần và 28 ngày.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top