Nấm linh chi chủ trị suy nhược cơ thể

(khoahocdoisong.vn) - Nấm linh chi có nhiều loại, nhiều nước trồng, to nhỏ khác nhau. Nói chung nấm Linh chi nên chọn loại nấm có bề mặt bóng mượt, thớ nấm rắn chắc, khi cắt ra có mùi thơm đặc trưng. Loại mềm ốp, bề mặt thâm, không thơm là loại xấu.

Hỏi: Tôi nghe nói nấm linh chi là dược liệu tốt. Xin hỏi, sử dụng nấm linh chi thế nào cho tốt?

Lê Thị May (Ninh Bình)

DS Nguyễn Văn Hào (128 Nguyễn Tri Phương, Vũng Tàu): Nấm linh chi mọc tự nhiên và được trồng nhiều nơi trong nước cũng như nhiều nước khác. Nấm linh chi có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, vào kinh tâm, can, phế, có tác dụng bổ khí huyết, tăng trí não, thần kinh, tăng kháng thể. Chủ trị suy nhược cơ thể người có tuổi, tăng mỡ máu, bệnh huyết áp, tim mạch, viêm phế quản, hen, thấp khớp, viêm gan mãn. Dưới đây là một số bài thuốc.

- Trị xơ cứng mạch, huyết áp cao, tai biến mạch máu não, động mạch vành, đau thắt ngực: Linh chi, kê huyết đằng, thạch xương bồ, đơn bì, cẩu tích, đỗ trọng, thỏ ty tử, hoàng tinh. Liều tùy chứng gia giảm, sắc uống.

- Trị các bệnh gan mạn tính: Linh chi hoang dại chế thành thuốc bột hòa nước uống, trị các loại bệnh viêm gan, xơ gan.

- Trị chứng giảm bạch cầu: Linh chi chế thành viên (mỗi viên có 250mg thuốc sống uống liệu trình một tháng).

Linh chi là vị thuốc đã sử dụng trên 2.000 năm, là một thảo dược vốn được người xưa coi là thượng phẩm. Cách thông thường và tác dụng nhất là dùng nấm linh chi pha trà, thay nước uống hằng ngày, dùng nấm linh chi riêng từng loại hoặc kết hợp với các loại thuốc khác để chữa bệnh đạt hiệu quả nhất. Nấm linh chi hầu như không có tác dụng phụ, tuy nhiên, không nên ngâm linh chi với rượu.

Theo Đời sống
Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Trời lạnh đề phòng liệt mặt, méo miệng

Bệnh liệt mặt, méo miệng xảy ra là do khi cơ thể bị lạnh làm co thắt mạch nuôi dây thần kinh số 7 gây ra tình trạng thiếu máu cục bộ, phù và chèn ép dây thần kinh ở đoạn trong ống Fallope của người bệnh.
back to top