Một “tình yêu” kéo dài hơn 30 năm

(khoahocdoisong.vn) - Từ thời tôi còn là một cậu học sinh, Báo KH&ĐS đã là một người bạn tinh thần, một chân trời khoa học mới mẻ, gợi cho tôi nhiều ước mơ, hoài bão…  

Thời học sinh của tôi là thời bao cấp, báo chí, ấn phẩm còn ít ỏi. Các tờ báo như Tuổi trẻ, Thanh Niên, Công an được rất nhiều người đón đọc vì có nhiều tin, phóng sự về đề tài an ninh, xã hội nóng hổi. Thế nhưng thông tin về khoa học kỹ thuật phổ thông trên các tờ báo lại hiếm hơn nhiều, tôi lại là người ham mê khoa học kỹ thuật nên rất thích đọc những thông tin về phát minh sáng chế, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong mục tin Khoa học kỹ thuật rất nhỏ ở trang cuối các tờ báo …

Một thời say mê…

Một buổi chiều hè nọ, sau khi đọc hết mấy tờ báo viết tin về cướp giật, vụ án…, nằm nhà buồn chán, tôi đạp xe ra sạp báo ngay bùng binh ngã sáu Phù Đổng rồi ngó qua các tờ báo xem có mục gì mới lạ để giải khuây. Lúc đó, tình cờ lọt vào mắt tôi là dòng tít “giải đáp thắc mắc bạn đọc” của nhà sử học Lê Văn Lan, nhà khoa học uyên bác về lịch sử mà tôi rất ngưỡng mộ của báo KH&ĐS. 

Xem kỹ hơn, tôi thấy mục khoa học của báo rất đa dạng đề tài, với sự tham gia của rất nhiều nhà khoa học hàng đầu trong mọi lĩnh vực tự nhiên và xã hội. Đối với một học sinh cấp 3 như tôi, tờ báo thật sự là một chân trời khoa học. Tôi mua ngay tờ báo đem về nhà đọc ngấu nghiến từ trang đầu đến trang cuối, và đêm ấy, tôi có một giấc ngủ ngon với nhiều mơ ước về con đường khoa học của mình để phụng sự đất nước.

PGS.TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu (bìa phải) chụp hình cùng Ban tổ chức trong chương trình Vui khoẻ Mỗi ngày của báo Khoa Học & Đời Sống năm 2018.

PGS.TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu (bìa phải) chụp hình cùng Ban tổ chức trong chương trình Vui khoẻ Mỗi ngày của báo Khoa Học & Đời Sống năm 2018.

Từ đó hàng tuần, với số tiền ăn sáng mà tôi để dành, tôi mua báo KH&ĐS thường xuyên để cập nhật thông tin khoa học thường thức, nó giúp tôi tìm hiểu các vấn đề khoa học một cách thực tế và sinh động hơn sau khi học những bài học lý thuyết ở nhà trường.   

Và những lời mời cộng tác thú vị

Thấm thoát mà thời học sinh, sinh viên của tôi đã trôi qua hơn 30 năm. Những năm về sau, tên tôi thỉnh thoảng xuất hiện trên tờ báo mà mình yêu thích, trong những bài phỏng vấn về những đề tài liên quan đến bệnh truyền nhiễm, y tế dự phòng, cả ở góc nhìn của người làm quản lý về một vấn đề nào đó. 

Rồi tôi được nhà báo Bùi Hương – Trưởng Cơ quan thường trú báo KH&ĐS tại TPHCM mời viết bài cộng tác. Đây là niềm tự hào nhưng cũng là áp lực nho nhỏ đối với bản thân, đó là những thông tin mà tôi cung cấp phải thú vị, hữu ích nhưng phải khoa học, chuẩn xác đến cho bạn đọc. Truyền cho bạn đọc tinh thần khoa học, tinh thần phục vụ cộng đồng như những nhà khoa học kỳ cựu đã và đang làm rất tốt trên Báo KH&ĐS.

 

PGS.TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu (bìa phải) chụp hình cùng Ban tổ chức trong chương trình Vui khoẻ Mỗi ngày tháng 5/2019.

Khi báo KH&ĐS tổ chức những chương trình nhân văn, hữu ích hướng về cộng đồng như “Vui khỏe mỗi ngày” tại miền Nam, tôi lại hân hạnh được mời đến để chia sẻ thông tin, tư vấn cho những người cao tuổi, cựu chiến binh ở các quận trong thành phố. Được trực tiếp nghe các cô, các chú, các bác tin tưởng chia sẻ bệnh tật, hoàn cảnh sống, cả những tâm tư, thắc mắc, tôi vô cùng xúc động. 

Tôi cũng rất vui khi những điều mình trình bày có thể tác động để họ thay đổi cách nhìn, cách chăm sóc, bảo vệ bản thân được tốt hơn bởi nhiệm vụ, sứ mệnh của một người thầy thuốc luôn nhắc tôi rằng: Điều trị khỏi bệnh là một điều hay nhưng sẽ tốt hơn nếu có thể giúp cộng đồng hiểu và có ý thức tự phòng tránh những nguy cơ bệnh tật có thể gây nguy hiểm, thiệt hại cho bản thân, gia đình và xã hội.

Tôi cũng rất hạnh phúc khi được góp một phần tri thức nhỏ nhoi, đồng hành cùng Quý báo để tri ân, quan tâm, chăm sóc đến các cụ - những người đã dành cả tuổi trẻ để cống hiến, dựng xây đất nước. 

Với sự đóng góp rất to lớn về tri thức cho các tầng lớp xã hội, tôi mong rằng  báo KH&ĐS sẽ mãi mãi song hành cùng các thế hệ của người Việt Nam, giúp nền khoa học kỹ thuật nước nhà ngày càng phát triển. 

PGS.TS.BS Trần Phủ Mạnh Siêu từng có quá trình công tác lâu năm tại BV Bệnh Nhiệt đới TPHCM, sau đó làm Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng TPHCM, hiện đang là Phó giám đốc Bệnh viện Nguyễn Trãi, kiêm Phó trưởng Bộ môn Xét Nghiệm, Trường ĐH Y Dược TPHCM. Ông là một nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, nhiều kinh nghiệm về ký sinh trùng, đã có nhiều nghiên cứu khoa học về lĩnh vực này.

Theo Đời sống
“Không dám tham nhũng”

“Không dám tham nhũng”

Năm 2023, công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tiếp tục được lãnh đạo, chỉ đạo mạnh mẽ, quyết liệt, đồng bộ, có bước đột phá mới, đạt nhiều kết quả toàn diện.
Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Có nên bỏ Quỹ Bình ổn Giá xăng dầu?

Tại KLTT việc chấp hành chính sách, pháp luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu, TTCP chỉ ra nhiều bất cập trong quản lý, sử dụng Quỹ BOG. Dư luận đặt câu hỏi có nên tiếp tục duy trì quỹ này khi có nhiều bất ổn.
Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Duyên nợ với… GS.VS Trần Đại Nghĩa

Nhớ về Khoa học và Đời sống, chúng ta nhắc đến các vị Chủ nhiệm của Báo - những nhà khoa học tài năng, giàu lòng yêu nước, thương nòi, trung thành với sự nghiệp cách mạng của Đảng và Bác Hồ vĩ đại.
70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

70 Trần Hưng Đạo… mái nhà chung để trở về

Đối với những người đã và đang công tác tại Khoa học và Đời sống, 70 Trần Hưng Đạo (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) là mái nhà chung để trở về trong tình đồng nghiệp mến thương cùng niềm tự hào về tờ báo có truyền thống 65 năm.
Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Sản phẩm báo chí tạo dựng thương hiệu

Trong gần 65 năm qua, với đội ngũ phóng viên và cộng tác viên đông đảo là các nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành, Khoa học và Đời sống đã có nhiều bài viết ấn tượng, làm nên thương hiệu, tên tuổi của tờ báo khoa học hàng đầu.
back to top